Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 98 - 100)

IV. NHỮNG HẠN CHẾ, VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ BHXH, BHYT, BHTN

2. Hạn chế, vướng mắc trong thực thi pháp luật

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một số BHXH tỉnh chưa tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; công tác báo cáo, tham mưu, đề xuất của BHXH ở một số tỉnh, thành phố với cấp ủy và chính quyền về tình hình vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN chưa được thường xuyên, kịp thời.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH,

BHYT, BHTN còn chưa kịp thời, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa trung ương và địa phương nên hiệu quả còn thấp. Người lao động ở nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước, vùng sâu, vùng xa ít được tiếp cận các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH các cấp với các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Thuế trong việc nắm bắt chính xác số lượng doanh nghiệp, lao động và tiền lương trong doanh nghiệp để

thực hiện công tác phát triển đối tượng và quản lý thu còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Việc kiểm soát mức tiền lương, tiền công làm căn cứ tham gia BHXH, BHYT, BHTN không chặt chẽ dẫn đến các trường hợp có sự gia tăng đột biến về tiền lương tham gia BHXH trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc chế độ BHTN. Khi phát hiện các trường hợp gian lận như đóng BHXH,

BHYT, BHTN cao bất thường, giả mạo, lập khống hồ sơ... thì mới chỉ dừng lại ở việc từ chối giải quyết hoặc từ chối thanh toán, quyết toán mà không đề xuất, kiến nghị xử lý triệt để theo quy định của pháp luật dẫn đến tâm lý coi thường

pháp luật.

Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ nhất là của một bộ phận cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết chế độ BHXH còn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số cán bộ, viên chức trong ngành cố ý làm trái quy định của pháp luật, quy định của ngành để lạm dụng, trục lợi cá nhân. Một số cơ quan có thẩm quyền không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ dẫn đến việc xác nhận, chứng nhận khống hoặc xác nhận, chứng nhận không đúng với thực tế, tạo điều kiện cho người tham gia BHXH, BHYT trục lợi quỹ bảo hiểm.

Chưa có chương trình, kế hoạch phòng, chống lạm dụng một cách bài bản, mới chỉ dừng ở việc giải quyết những vụ việc đơn lẻ. Do chưa có hệ thống đồng bộ, thống nhất toàn quốc nên mỗi địa phương xử lý một cách khác nhau đối với sự việc tương tự. Do chưa có kế hoạch tổng thể nên tính hiệu quả trong chống lạm dụng còn rất hạn chế, bị động, không huy động được sự phối hợp tham gia của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành và toàn hệ thống.

Trong công tác giải quyết các vụ án, lãnh đạo một số Tòa án chưa thực sự chủ động trong triển khai các nhiệm vụ công tác; công tác kiểm

tra các hoạt động nghiệp vụ và thực thi công vụ của một số nơi chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; vẫn còn một số Thẩm phán, công chức Toà án hạn chế về năng lực, trình độ; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương công vụ của một số đơn vị chưa cao nên hiệu quả công tác chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công tác năm 2018, các vụ, việc phải thụ lý, giải quyết tại các Tòa án tiếp tục gia tăng về số vụ và tính chất phức tạp trong khi số lượng Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký còn thiếu nhiều so với nhu cầu công việc; một số cơ quan, UBND địa phương chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc tham gia tố tụng, cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản... đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của Tòa án trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w