Nhóm hành vi liên quan đến việc quản lý và thực hiện BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 53 - 56)

VI. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BHXH, BHYT, BHTN

3. Công tác truyền thông

1.3. Nhóm hành vi liên quan đến việc quản lý và thực hiện BHXH, BHYT, BHTN

BHYT, BHTN

Trong lĩnh vực giải quyết hưởng chế độ BHXH, các hành vi vi phạm từ phía cán bộ BHXH như: Nhập không đúng dữ liệu đã ghi trên sổ BHXH để giải quyết chế độ; điều chỉnh lại mức hưởng lương hưu sai quy định; sửa chữa cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng; sửa chữa cơ sở dữ liệu xét duyệt hưởng BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần; giải quyết hưởng BHXH không có sổ BHXH.

Trong lĩnh vực BHYT có các hành vi vi phạm như: Hành vi câu kết, móc nối để bán thẻ cho người có nhu cầu khám, chữa bệnh; đưa người nhà vào danh sách cấp thẻ BHYT; in thẻ khống cho người không đăng ký tham gia BHYT hoặc cố ý cấp thẻ BHYT sai về quyền lợi, mức hưởng của đối tượng tham gia BHYT để trục lợi; thông đồng với đại lý thu BHYT tự nguyện để chiếm dụng tiền thu BHYT...

dụng như: Tiếp tay cho cơ sở khám chữa bệnh làm sai để hưởng lợi cá nhân; thông đồng với cơ sở khám chữa bệnh để trục lợi.

Nguyên nhân và tác động của vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

Các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao; pháp luật quy định về BHXH, BHYT, BHTN còn nhiều kẽ hở; việc quy định các chế tài xử phạt các vi phạm chưa đủ sức răn đe khiến việc lợi dụng pháp luật để trục lợi càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng...

Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đã có những chế tài xử lý (chế tài hành chính và chế tài hình sự) đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN nhưng các chế tài này vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa do các hành vi vi phạm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chế tài hành chính với mức xử phạt thấp không đủ sức răn đe và các biện pháp bảo đảm thực hiện còn thiếu tính khả thi; chế tài hình sự cho đến nay vẫn chưa được thực thi trên thực tiễn (Tòa án các cấp chưa xét xử vụ án nào về các tội liên quan đến bảo hiểm) khiến cho tình trạng trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN; tình trạng gian lận để hưởng BHXH, BHYT, BHTN ngày càng gia tăng, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cũng như gây thiệt hại cho quỹ BHXH, BHYT. BHTN.

Thực tế các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN là hành vi vi phạm Hiến pháp về quyền con người đã gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến quỹ BHXH, BHYT, BHTN mà còn gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; cụ thể:

Ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động: Người lao động không được tham gia BHXH, BHYT, BHTN hoặc tham gia không đầy đủ ảnh hưởng

trực tiếp đến quyền thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.

Làm thất thoát quỹ BHXH, BHYT, BHTN, ảnh hưởng đến an toàn, cân đối quỹ BHXH, BHYT trong ngắn hạn và dài hạn: quỹ BHXH, BHYT, BHTN hình thành trên cơ sở đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, bảo đảm chi trả chế độ BHXH, BHYT cho người tham gia trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro. Việc không thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH, nợ

BHXH, BHYT kéo dài ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHXH, BHYT, BHTN, không bảo đảm khả năng chi trả của quỹ, gây mất cân đối quỹ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật và mục tiêu của các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước: mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị (phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế) sẽ khó đạt được nếu không có biện pháp buộc chủ sử dụng lao động tuân thủ nghiêm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.

Từ những ảnh hưởng trên, có thể thấy tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của một số hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN thể hiện rất rõ. Nếu những hành vi đó không bị xử lý kịp thời bằng bản án nghiêm khắc của pháp luật hình sự thì lòng tin của người dân vào các chính sách xã hội của Nhà nước, vào tính nghiêm minh của pháp luật bị giảm sút nghiêm trọng. Khi phạm pháp luật xảy ra mà không bị xử lý nghiêm hoặc không thể bị xử lý cho tương ứng với mức độ vi phạm sẽ dẫn đến ngày càng có thêm nhiều hành vi phạm mới hoặc người đã vi phạm sẽ dễ dàng tái phạm.

Một phần của tài liệu 015.18 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w