Thông tin cơ bản về các hộ điều tra được tổng hợp ở bàng 4.3 cho thấy, chủ hộ đa số là nam với độ tuổi chủ yếu từ 35 cho đến 55 trong đó chủ hộ trẻ nhất là 31 tuổi và chủ hộ già nhất là 71 tuổi. Hầu hết các chủ hộ học hết trung học cơ sở, không có chủ hộ nào không đi học và có 4 chủ hộ đã từng tham gia các lớp học nghề, hai chủ hộ tốt nghiệp cao đẳng về thú
y và Điện. Do đặc điểm của khu vực nông thôn nên hầu hết các hộ đều có tham gia các nghề phụ khác như buôn bán, công nhân làm thuê… đây là công việc chính của 28% số chủ hộ. Đa số chủ hộ có tham gia vào một hoặc một vài công việc trong chăn nuôi lợn của gia đình, song người thực hiện phần lớn các công việc trong chăn nuôi lợn của gia đình vẫn là người vợ.
Bình quân trong 1 năm các hộ có thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp gần 110 triệu/hộ trong đó, chăn nuôi đóng góp trên 40% trong tổng thu nhập của hộ. Các hộ tham gia VietGAHP do có quy mô chăn nuôi lớn hơn, chăn nuôi lợn đóng góp phần lớn trong thu nhập của hộ do vậy người chồng tham gia và đóng vai trò chính trong chăn nuôi lợn cao hơn nhóm hộ còn lại.
Với độ tuổi trung bình 51 tuổi, trình độ văn hóa khá, kinh nghiệm chăn nuôi lợn gần 23 năm đã tạo tạo cho các hộ có lợi thế nhất định trong việc tiếp thu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi lợn. Đặc biệt là sự nhảy bén trong việc nhận biết được nhu cầu thị trường, tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật, quy trình chăn nuôi mới như quy trình thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP.
Bảng 4.3. Thông tin cơ bản của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT VietGAHP CN thường
(n=42) (n=40)
1. % Chủ hộ là nam % 76,2 87,5
2. Tuổi chủ hộ năm 48,5 53,4
3. Số năm đi học của chủ hộ Năm 9,6 8,2
4. Chủ hộ có nghề chính là nông nghiệp % 76,2 67,5
5. Người CN lợn chính là vợ % 67,7 80,0
6. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn Năm 21,4 23,2
7. Thu nhập BQ của hộ Tr.đ 125,7 92,7
- % TN từ CN lợn % 25,2 18,1
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015) Số liệu về quy mô chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra trên địa bàn hai xã của huyện Diễn Châu thể hiện bảng 4.4 cho thấy quy mô chăn nuôi lợn thịt của các hộ chủ yếu ở quy mô nhỏ và trung bình. Tính từ thời điểm tháng 8/2014 đến 7/2015 nhìn chung mỗi hộ nuôi và xuất chuồng được từ 2 đến 4 lứa lợn thịt với mỗi lứa chủ yếu giao động từ năm cho đến mười con, trong tổng số 82 hộ được điều tra chỉ có 9 hộ có quy mô chăn nuôi từ 20 con/lứa trở lên và chủ yếu là các hộ thuộc nhóm VietGAHP. So với xã Diễn Trung thì Diễn Thọ có quy mô chăn nuôi nhỏ hơn, trong 37 hộ chăn nuôi của Diễn Thọ thì có tới 16 hộ có quy mô chăn nuôi từ 2 đến 4 con/lứa, trong đó có 4 hộ đang thuộc nhóm VietGAHP trong khi đó theo như quy định của tiêu chí tham gia các nhóm GAHP theo quy định là số lợn thịt trong chuồng có quy mô trên 10 con.
Qua bảng trên chúng ta thấy trọng lượng xuất chuồng bình quân tương đối thấp bình quân chưa tới 60 kg/con, chủ yếu từ 50 đến 70 kg/con đối với hộ nằm trong nhóm VietGAHP còn đối với các hộ chăn nuôi thường nhiều hộ xuất bán lợn thịt khi chưa tới 30 kg. Có điều này do thói quen chăn nuôi và nhu cầu của thị trường và đồng thời sự hạn chế về chất lượng con giống.
Bảng 4.4. Quy mô chăn nuôi lợn của các hộ điều tra
VietGAHP CN thường
Chỉ tiêu ĐVT (n=42) (n=40)
1. Số lứa lợn nuôi con 3,36 3,48
2. Số lứa lợn bán con 3,19 3,25
3. Tổng số con bán Con/hộ 43,76 28,83
4. Trọng lượng xuất chuồng BQ Kg/con 63,87 51,26
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)