Giáo lý của đạo Cao Đài

Một phần của tài liệu Bài giảng Lịch sử tư tưởng phương đông và Việt Nam (Trang 61)

62

Giáo lý của đạo Cao Đài được hình thành trên cơ sở kết hợp giáo lý các tôn giáo khác (trừ Hồi giáo, Bàlamôn giáo và Ấn Độ giáo) cùng với tín ngưỡng dân gian

Thọ mai gia lễ. Các luận thuyết giáo lý cơ bản của đạo Cao Đài là: 3.4.2.1. Cao Đài Đại đạo Tam kỳ phổ độ

Cao Đài là đài cao thờ Thượng đế. Trị vì Cao Đài là Cao Đài Tiên Ông (tức Thượng đế) với nhiều tên gọi khác nhau là Cao Đài, Ngọc Hoàng, Ngọc Đế… Tên gọi thông dụng là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Ngay cái tên đó đã bao hàm

“quy quyện Tam giáo”: Cao Đài (Nho) – Tiên Ông (Đạo) - Bồ Tát Ma Ha Tát (Phật). Đại Đạo là đạo lớn gồm tất cả các đạo. Những người lập đạo cho rằng xưa kia con người chưa hiểu nhau nên đấng tối cao phải đưa xuống cho loài người 5 loại đạo, mỗi đạo phù hợp với phong tục tập quán từng vùng, từng quốc gia: Nhận đạo (Khổng Tử), Thần đạo (Khương Thái Công), Thánh đạo (Jésus), Tiên đạo (Lão Tử), Phật đạo (Thích Ca). Ngày nay điều kiện đi lại dễ dàng, con người hiểu biết lẫn nhau và do các đạo xung khắc nhau nên đấng tối cao phải tập hợp các đạo lại trong một đạo lớn. Do tập trung nhiều đạo lớn nên đạo Cao Đài gọi là Đại Đạo. Còn Tam kỳ phổ độ có nghĩa là lần cứu vớt thứ ba của Thượng đế đối với loài người.

3.4.2.2. Tam giáo quy nguyên ngũ chi đạo hiệp nhất

Tư tưởng Tam giáo đồng tôn là trung tâm giáo lý của đạo Cao Đài. Họ cho rằng, Cao Đài ra đời từ sự hợp nhất tự nguyện của ba tôn giáo lớn ở Phương Đông là Phật giáo (từ bi), Nho giáo (công bằng) là Lão giáo (bác ái). Từ Tam giáo đẻ ra Ngũ chi đạo (Phật, Tiên, Thánh, Thần, Nhân đạo), tức là Nhân đạotừ Nho, Thần đạo là từ đạo thờ phụng các chư thần, đại diện là Khương Thái Công (Khương Tử Nha), Thánh đạo là Thiên Chúa giáo, Tiên đạo là Đạo giáo và Phật đạo tức là đạo Thích Ca.

Tín ngưỡng Tam giáo đồng tôn vốn có từ trước khi có đạo Cao Đài, đến đạo

Cao Đài đã hỗn dung thêm cả đạo Kitô.

3.4.2.3. Con đường hiệp thông giữa con người và Thượng đế

Cốt lõi của đạo Cao Đài là tín ngưỡng “cầu hồn, cầu tiên”, là loại tín ngưỡng

“cầu cơ chắp bút” (gọi tắt là cơ bút). Đạo Cao Đài rất coi trọng “lễ cầu cơ” và tính

huyền diệu của “cơ bút”, xem “cơ bút”là linh hồn của đạo.

“Cầu cơ”là lễ nghi giúp con người tiếp xúc với thần tiên. “Cơ bút”là lời phán dạy của thần tiên về hành đạo. Việc thành lập đạo, chỉ định Ban lãnh đạo buổi đầu, cách thức tổ chức giáo hộivà các nghi thức của đạo, các đối tượng thờ phụng cũng đều do cơ bút mà thực hành. Những bài giảng bút của đức Cao Đài và các tiên thánh hợp thành bộ Thánh ngôn hiệp tuyển–kinh sách chủ yếu của đạo Cao Đài.

3.4.3. Biểu trưng tín ngưỡng của đạo Cao Đài

Các bàn thờ thánh trong mỗi thánh đường Cao Đài bố trí tương đối giống nhau. Trên cao là Thượng đế tượng trưng bằng hình ảnh một con mắt (mắt trái) khổng lồ mở

63

to nhìn xuống đó là Thiên nhãn (mắt trời), là con mắt Thượng đế trong sáng như gương soi. Tiếp đến là ba pho tượng Tam giáo tổ sư gồm Thích ca (giữa), Khổng Tử (bên phải) và Lão Tử (bên trái). Hàng dưới nữa là năm pho tượng tượng trưng cho Ngũ chi gồm Quan Âm đại diện cho Phật giáo (Phật đạo), Quan Thánh (Quan Công) đại diện cho Nho giáo (Nhân đạo), Lý Thái Bạch đại diện cho Lão giáo (Tiên đạo), Khương Thái Công (Khương Tử Nha) đại diện cho Thần đạo và Jésus đại diện cho Thánh đạo.

Trên các bàn thờ ở các thánh thất có một chiếc đèn luôn luôn cháy gọi là Thái cực đăng, Thái cực được đạo Cao Đài hiểu là “linh hồn của vũ trụ”, là tượng trưng cho Đấng tạo hóa. Hai bên còn có hai cây nến, khi nào làm lễ mới thắp gọi là Lưỡng nghi quang (ánh sáng âm dương). Khi làm lễ thì phải thắp 5 nén hương (tượng trưng cho Ngũ chi).

Lễ vật cúng chỉ có 3 thứ là hoa, rượu và nước (tượng trưng cho Tam bảo, gồm

Tinh – Khí – Thần theo quan niệm của đạo Lão). Lễ phục của tín đồ màu trắng, của chức sắc dùng màu theo từng ngành (ngành Thái thuộc Phật màu vàng, ngành Thượng thuộc Lão màu xanh, ngành Ngọc thuộc Nho màu đỏ) và được cắt may cầu kỳ theo lối phẩm phục vua quan.

3.4.4. Giáo luật của đạo Cao Đài

Ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không rượu thịt, không tà dâm, không nói dối.

Tứ đại điều quy: Tín đồ phải luôn trau dồi bốn đức hạnh: Ôn (ôn hòa), Cung

(cung kính), Khiêm (khiêm tốn), Nhường (nhường nhịn). Phải lấy đạo lý “cương thường”làm trọng; nam theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; nữ theo đạo “tam tòng, tứ đức”.

Ăn chay hành đạo: Tín đồ chia thành hai bậc: Thượng thừa gồm những tín đồ có chức sắc thoát ly tu đạo, sống khắc khổ, không lập gia đình, để râu tóc, ăn chay diệt dục, chỉ biết một điều là hành đạo. Hạ thừa là những tín đồ sống tại gia, hoạt động bình thường theo nghề nghiệp, được thờ cúng tổ tiên, ăn chay theo các chế độ: nhị trai

(2 ngày rằm và mồng một), lục trai (6 ngày), thập trai (10 ngày) và trường trai (cả

tháng).

3.5. Tư tưởng Phật giáo Hòa Hảo 3.5.1. Sự ra đời của đạo Hòa Hảo

Sau thời điểm ra đời của đạo Cao Đài ít lâu, trên đất Nam Bộ tiếp tục ra đời một tôn giáo khác và tôn giáo này cũng chiếmmột phần quan trọng trong đời sống tâm linh và đời sống chính trị - xã hội trên địa bàn một số tỉnh Nam Bộ, đó là đạo Hòa Hảo.

Phật giáo Hòa Hảo ra đời gắn liền với tên tuổi của ông Huỳnh Phú Sổ, có thể xem ông là giáo chủ của đạo này. Ông sinh ngày 15/1/1920 tại làng Hòa Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang). Thiếu thời ông học giỏi, nhạy cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

64

và có năng khiếu thơ văn. Nhưng do sức khỏe ốm yếu ông phải nghỉ học sớm để tìm thầy chữa trị. Trong quá trình chữa bệnh với các lương y, thầy bùa ở vùng núi Thất Sơn, ông đã học được nghề bốc thuốc và thuật bùa chú. Ông dành nhiều thì giờ đọc sấm Trạng Trình và nghiên cứu tư tưởng môn phái Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật Thầy Tây An thuộc dòng Thiền Lâm Tế.

Sau một thời gian lên núi chữa bệnh, ông trở về bắt tay vào việc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng và ông tự nhận mình là bậc “sinh nhi tri”, sinh ra đã biết hết mọi việc quá khứ lẫn tương lai. Ông nói ông đã gặp được Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Ngọc Hoàng Thượng Đế, ông được thọ mệnh các vị đó, xuống trần với nhiệm vụ truyền bá tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, để chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh ra khỏi vòng bể khổ, dẫn dắt họ về chốn Tây phương cực lạc. Đồng thời với việc chữa bệnh, ông thường rao giảng cho người dân về thuyết Tứ ân hiếu nghĩa của Phật Thầy Tây An qua những bài sấm kệ do ông soạn. Đồng thời, trong khi thuyết giảng về đạo pháp, ông còn xen vào ca ngợi truyền thống chống ngoại xâm của các bậc tiền bối, nhất là gương chiến đấu của các anh hùng chống Pháp trên đất Nam Bộ.

Tín đồ theo đạo ngày một đông, ông cùng một số tín đồ tổ chức Lễ Khai đạo ngay trên sân nhà, tại làng Hòa Hảo 18/5/1939, lấy chính tên làngcủa mình đặt tên cho đạo là Phật giáo Hòa Hảo, gọi tắt là Hòa Hảo. Tên gọi này còn nói lên tinh thần liên kết trên cơ sở hiếu hòa và giao hảo của đạo.

Ông được suy tôn làm Giáo chủ với những danh xưng là ông Tư Hòa Hảo, đức Huỳnh giáo chủ, đức Phật Thầy. Ông tiếp tục đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Từ đó, đạo Hòa Hảo nhanh chóng mở rộng, có tới vài chục nghìn tín đồ tin theo.

3.5.2. Giáo lý của đạo Hòa Hảo

3.5.2.1. Học Phật

Phần này chủ yếu dựa vào giáo lý Phật giáo, nhưng được giản lược đi nhiều và có sửa đổi đôi chút, để lý giảivề 3 vấn đề Ác, Chân, Thiện.

* Ác pháp: là các pháp làm trở ngại cho thiện pháp, làm ô nhiễm thân tâm, gây nên tội lỗi, khiến con người cứ lẫn quẫn vướng mãi trong vòng luân hồi sinh tử. Ác pháp phát sinh do Tam nghiệp (Thân, Khẩu, Ý). Tam nghiệp tạo ra Thập ác (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, lưỡng thiệt, ác thiệt, nói khoác, tham lam, giẫn dữ, si mê). Sở dĩ như vậy là vì con người có Thất tình (hỉ, nộ, ái ố, bi, dục, nhược) là Lục dục (thanh, hương, vị, xúc, danh) do Ngũ tặc (tham lam, hư vọng, ngu si, kiêu ngạo, đố kỵ) và Tứ đổ tường (bốn bức tường giam hãm con người: tửu, sắc, tài (tiền), khí tác động

sinh ra.

* Chân pháp: là cách phá tan mê muội, giúp con người mở sáng trí tuệ, giác ngộ chân lý bằng sự nhận thức. Nếu con người hiểu được nguồn gốc sự khổ, nguyên nhân

65

của luân hồi sinh tử, thấy được cõi trần cũng như cuộc đời mỗi người đầy ô trược, thì không còn đắm say, chấp ngã, nhanh chóng tìm đến con đường, phương cách tu hành, thoát khỏi cõi đời ô trược.

* Thiện pháp: là phương pháp tu thân để đạt chân pháp, trừ ác pháp. Đạo Hòa Hảo lấy Bát chính đạo (chính kiến, chính nghiệp, chính mạng, chính ngữ, chính tư duy, chính tinh tấn, chính định, chính niệm) làm con đường tu thân và lấy Bát nhẫn (8 điều nhẫn nhục: nhẫn năng xử thế, nhẫn giới luật, nhẫn hương lân, nhẫn phụ mẫu, nhẫn tâm, nhẫn tính, nhẫn đức, nhẫn hành) để vượt qua mọi cám dỗ ở đời.

3.5.2.2. Tu thân

Theo giáo lý đạo Hòa Hảo, tu Nhân là tu Tứ ân hiếu nghĩa, 4 điều nhân nghĩa mà Phật Thấy Tây An đã vạch ra, đó là:

* Ân cha mẹ, tổ tiên: sống có hiếu với cha mẹ, không làm tổn hại uy danh tổ

tiên. Đây là điều ân nghĩa hàng đầu.

* Ân đất nước: sống gắn bó với quê hương đất nước, có trách nhiệm góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước. Không phản bội Tổ quốc và làm tay sai cho ngoại bang.

* Ân đồng bào, nhân loại: sống ân nghĩa với mọi người, với đồng bào của mình và với đồng loại, không phân biệt màu da, chủng tộc, giàu nghèo, sang hèn. Tránh gây thù hằn với nhau theo tinh thần từ bi, hỉ xả, vô ngã vị tha, tránh gây hại cho người

khác.

* Ân Tam bảo: Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng. Nhờ Tam bảo mà con người thoát khỏi chốn u mê, mở mang trí tuệ. Phải tôn kính Tam bảo, tu rèn thân tâm, cứu vớt chúng sinh khỏi vòng trầm luân hồi khổ ải.

3.5.3. Việc thờ phụng của đạo Hòa Hảo

Đạo Hòa Hảo chủ yếu thờ phụng tại các gia đình theo đạo, không chủ trương xây dựngchùa chiền. Sau này ở một số nơi có xây dựng chùa nhưng đó là Tòa độc giảng để làm nơi đọc lời sấm và giảng đạo lý cho các tín đồ, nhưng đó không phải là nơi thờ tự của đạo. Một gia đình theo đạo Hòa Hảo lập trang thờ đạo ở gian chính giữa

trong nhà, hai bên đặt bàn thờ tổ tiên và một trang thờ Thông Thiên ở sân, trước cửa nhà. Nhưng tùy hoàn cảnh, không nhất thiết phải có đủ như vậy.

Phẩm vật thờ cũng chỉ có hương, hoa và nước lã. Nước lã biểu hiện sự trong sạch, bông hoa thể hiện sự thanh khiết và hươngthắp xua tan mọi uế trược. Ban đêm phải thắp đèn ở trang thờ đạo trong nhà và bàn thờ thông thiên ngoài sân.

Nhìn vào giáo lý và cách thờ phụng của đạo Hòa Hảo có thể nói đạo Hòa Hảo đã tôn giáo hóa truyền thống ân nghĩa tổ tiên, đồng bào ở người Việt Nam bằng Tịnh độ tông Phật giáo. Vừa vươn lên trong lẽ sống, vừa an bằng trong lẽ chết là ý nghĩa tâm linh trong giáo lý đạo Hòa Hảo. Từ lâu, ở người VN, tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã hòa quyện trong các ngôi chùa và trong mỗi gia đình. Nay

66

đạo Hòa Hảo đã tôn giáo hóa hai nội dung tín ngưỡng Tổ tiên và niềm tin Phật giáo làm thành một trong cái đạo của mình. Ngoài ra, cũng có thể thấy đạo Hòa Hảolà loại tôn giáo bình dân, tôn giáo của những người nông dân nghèo trên đất Nam Bộ. Mọi

sinh hoạt của đạo đều rất đơn giản, không cần dựng chùa, tô tượng, lễ vật phức tạp, cũng tế linh đình. Mục tiêu cơ bản là sự tu tâm, là con đường dẫn dắt con người đến với điều Thiện mà thôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đạo Hòa Hảo không đọc kinh kệ Phật giáo, chỉ đọc sấm giảng ôngHuỳnh Phú Sổ soạn ra và niệm lục tự Nam mô A Di Đà Phật để tĩnh tâm. Khi hành lễ, tín đồ mặc áo dài màu trần già, dài đến đầu gối, đọc bài nguyện trước bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật, lễ ở bàn thờ đạo xong mới ra bàn thờ ở sân. Lễ nào, việc gì thì đọc bài sấm kệ đó.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày quá trình du nhập và phát triển đạo Phật ở Việt Nam.

2. Trình bày sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam và những giáo lý cơ bản của đạo Thiên chúa.

3. Trình bày sự ra đời và những giáo lý cơ bản của đạo Cao Đài. 4. Trình bày sự ra đời và những giáo lý cơ bản của đạo Hòa Hảo.

67

MỤC LỤC

PHẦN A: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNGPHƯƠNG ĐÔNG ...1

Chương 1: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRUNG QUỐC ...1

1.1. Khái quát về Trung Quốc ...1

1.1.1. Địa lý tự nhiên ...1

1.1.2. Dân cư ...1

1.1.3. Đại cương lịch sử Trung Quốc ...2

1.2. Tư tưởng Trung Quốc thời cổ đại ...3

1.2.1. Các học thuyết: Âm dương, Bát quái, Ngũ hành ...3

1.2.2. Nho giáo ...4

1.2.3. Đạo gia, Đạo giáo...7

1.2.4. Pháp gia ...9

1.2.5. Mặc gia ...10

1.3. Tư tưởng Trung Quốc thời trung đại ...11

1.3.1. Tư tưởng Trung Quốc từ Tần đến Đường ...11

1.3.2. Tư tưởng Trung Quốc từ Tống đến Thanh ...14

1.3.3. Tư tưởng Trung Quốc thời cận đại 1840 -1849 ...14

Chương 2: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG ẤN ĐỘ ...19

2.1. Khái quát về Ấn Độ ...19

2.1.1. Địa lý tự nhiên và cư dân...19

2.1.2. Hoàn cảnh lịch sử ...19

2.2. Tư tưởng, tôn giáo Ấn Độ ...21

2.2.1. Đạo Bàlamôn ...21

2.2.2. Đạo Hinđu ...23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3. Đạo Phật ...24

Chương 3: HỒI GIÁO...27

3.1. Tình hình lịch sử - xã hội trên bán đảo Arập ...27

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...27

3.1.2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước ARẬP ...27

68

PHẦN B: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM...30

Chương 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THỜI KỲ DỰNG NƯỚC ĐẾN NĂM 1945...30

1.1. Nước Văn Lang và Âu Lạc ...30

1.1.1. Nhà nước Văn Lang ...30

1.1.2. Nhà nước Âu Lạc ...31

1.2. Thời kỳ Bắc thuộc (từ 179 TCN đến 938) ...32

1.2.1. Tổ chức cai trị...32

1.2.2. Vơ vét, bóc lột tàn bạo, triệt để nhân dân bản xứ ...33

1.2.3. Đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. ...34

1.3. Thời kỳ độc lập (từ 939 đến 1945)...36

1.4. Thời kỳ thuộc Pháp (1858 đến 1945)...40

1.4.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1914) ...40

1.4.2. Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1945 ...41

Chương 2: NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ...43

2.1. Tư tưởng Nho giáo ...43

2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam ...43

2.1.2. Tư tưởng Nho giáo được vận dụng vào chính trị ...44

2.2. Tư tưởng dân chủ tư sản ...46

2.2.1. Bối cảnh xuất hiện của hệ tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam...46

2.2.2. Các trào lưu tiêu biểu của hệ tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam ...46

2.3. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác –Lênin vào Việt Nam...48

2.3.1. Hoàn cảnh lịch sử ...48

2.3.2. Quá trình du nhập của nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam ...49

2.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam ...49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3: CÁC TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM ...51

3.1. Tư tưởng Phật giáo ...51

3.1.1. Sự du nhập của đạoPhật vào Việt Nam ...51

69

3.1.3. Các tông phái Phật giáo Việt Nam ...53

3.2. Tư tưởng Đạo giáo ...53

3.2.1. Sự du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam ...53

3.2.2. Quá trình phát triển của Đạo giáo ở Việt Nam ...54

3.2.3. Các khuynh hướng Đạo giáo ở VN...56

Một phần của tài liệu Bài giảng Lịch sử tư tưởng phương đông và Việt Nam (Trang 61)