Nước Văn Lang và Âu Lạc

Một phần của tài liệu Bài giảng Lịch sử tư tưởng phương đông và Việt Nam (Trang 31)

1.1.1. Nhà nước Văn Lang

Vào thời kỳ Đông Sơn, do những yêu cầu về thủy lợi và tự vệ chống ngoại xâm, các bộ lạc sống rải rác ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự nguyện liên minh với nhau. Bộ lạc Lạc Việt là hạt nhân của liên minh đó. Phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn cũng phù hợp với cương vực của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Trong phạm vi cương vực đó có 15 bộ lạc có mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống, phong hóa chung. Và như vậy, từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thủy bộ lạc đã hình thành các đơn vị (bộ) của một quốc gia sơ khai cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.

Thư tịch cổ chép lại các truyền thuyết về nước Văn Lang là nhà nước sơ khai ở nước ta, đứng đầu là vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương là người chỉ huy quân sự đồng thời chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các “bộ”. Nước Văn Lang có 15 bộ (Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, Văn Lang). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) còn gọi là phụ đạo, bộ tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chạ, chiềng). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính. Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã

nông thôn, mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.

Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi

nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều chỉnh xã hội. Sách “Hậu Hán thư” viết: “Luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều”. Cũng có thể “luật Việt” mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.

Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: Đời Trang Vương nhà Chu (696 –682TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn (505 –

32

462TCN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ

VII – VI TCN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện rađời của nhà nước về các mặt).

Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử VN –mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.

1.1.2. Nhà nước Âu Lạc

Trên phạm vi lãnh thổ của nước Văn Lang có nhiều bộ lạc chung sống, trong đó có người Tây Âu (Âu Việt) sống ở vùng rừng núi và trung du phía Bắc nước Văn Lang mà trung tâm là Cao Bằng.

Người Lạc Việt với người Tây Âu vốn từ lâu đã có mối quan hệ kinh tế - văn hóa gần gũi. Thủ lĩnh của nhóm người Tây Âu sống trên đất nước Văn Lang là Thục Phán. Liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng mạnh lên.

Vào cuối thời Hùng Vương, giữa vua Hùng và Thục đã xảy ra cuộc xung đột kéo dài chưa phân thắng bại(có một số truyền thuyết và dấu tích lịch sử phản ánh về cuộc xung đột này, song đây là vấn đề còn đang tranh luận). Trong bối cảnh đó, quân Tần ồ ạt kéo vào xâm lược đất nước ta. Trước nguy cơ mất nước, cần phải thống nhất lực lượng, lãnh đạo nhân dân cả nước chống ngoại xâm. Cuộc xung đột đã kết thúc bằng việc Thục Phán lên ngôi thay Hùng Vương lãnh đạo cuộc kháng chiến, đặt tên nước là Âu Lạc (khoảng đầu thế kỷ III TCN).

Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn nước Văn Lang. Đứng đầu

nhà nước là Thục Phán An Dương Vương. Trong triều vẫn có các lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các lạc tướng đứng đầu quản lý.

Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179TCN, nhưng đã pháttriển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.

Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh, sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú đa dạng, hố tên đồng

chứa hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thủy quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục Phán An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trungtâm của nước Âu Lạc. Thành Cổ Loa còn là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.

Năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng chết, con là Tần Nhị Thế lên thay, đế chế Tần suy sụp dần. Những quận mới chiếm được ở phía Nam Trung Quốc trên thực tế ngày

33

càng thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền nhà Tần. Lợi dụng thời cơ đó, Nhâm Ngao và Triệu Đà âm mưu chiếm Nam Hải, xây dựng thành một vương quốc riêng, chống lại nhà Tần.

Nhâm Ngao chết, Triệu Đà thay thế đã thực hiện mưu đồ cát cứ mà Nhâm Ngao

còn bỏ dở.

Triệu Đà người Hán, quê ở Hà Bắc (Trung Quốc), sai khi Nhâm Ngao chết, đã chiếm lấy quận Nam Hải, diệt trừ các quan lại nhà Tần. Năm 206 TCN, nhà Tần bị lật đổ, Triệu Đà liền đánh chiếm các quận Quế Lâm, quận Tượng, thành lập ra nước Nam Việt, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương. Nước Nam Việt của nhà Triệu gồm 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, quận Tượng (phía Nam TQ), nằm ở phía Bắc và giáp liền nước Âu Lạc.

Nhà Hán thay thế nhà Tần thống trị TQ, buổi đầu phải chấp nhận nước Nam Việt cát cứ của nhà Triệu. Dưới thời Cao Hậu (187 –180TCN), Triệu Đà cắt đứt quan hệ thần phục nhà Hán, tự xưng là Nam Việt Vũ đế, mặt khác, đẩy mạnh các cuộc xâm lược vũ trang về phía Nam để mở rộng phạm vi lãnh thổ Nam Việt, trong đó nước Âu Lạc là mục tiêu chủ yếu.

Sau nhiều lần xâm lược bằng vũ trang thất bại do nước Âu Lạc có lực lượng mạnh, có tinh thần quyết chiến, lại có thành Cổ Loa kiên cố, Triệu Đà đã thay đổi thủ đoạn xâm lược, thực hiện kế giảng hòa với Âu Lạc, xin cầu hôn con gái vua Thục Phán An Dương Vương là công chúa Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy.

Trọng Thủy sau khi kết hôn với Mỵ Châu đã xin ở rể tại Âu Lạc, trong thành Cổ Loa để có cơ hội điều tra tình hình bố phòng và các bí mật quân sự của Âu Lạc. Mặt khác, Trọng Thủy còn dùng tiền của để mua chuộc, ly gián nội bộ chính quyền Âu Lạc, làm lung lay ý chí chiến đấu của triều đình nhà Thục, làm vua Thục mất cảnh

giác.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Trọng Thủy trở về Nam Việt. Nắm chắc tình hình, lợi dụng thời cơ, Triệu Đà đã bất ngờ tổ chức tấn công vũ trang, đánh thẳng vào kinh đô Cổ Loa.

Thục Phán An Dương Vương mất cảnh giác, thiếu phòng bị, đã bị động đối phó nên cuộc kháng chiến của Âu Lạc nhanh chóng bị thất bại vào năm 179 TCN. Từ đó, mở đầu thời kỳ đất nước Âu Lạc bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ kéo dài hơn một nghìn năm (từ năm 179 TCN đến năm 938) trải qua các triều Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường.

1.2. Thời kỳ Bắc thuộc (từ 179 TCN đến 938) 1.2.1. Tổ chức cai trị

Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ (vùng Bắc Bộ ngày nay) và Cửu Chân (từ Thanh Hóa đến Nghệ An, Hà Tĩnh), sáp

34

nhập vào nước Nam Việt. Dưới quận, các liên minh bộ lạc vẫn giữ nguyên, đứng đầu các bộ vẫn là các lạc tướng. Đứng đầu mỗi quận có chức Điển sứ cai trị và một chức

Tả tướngđể chỉ huy quân đội chiếm đóng.

Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nước Nam Việt. Từ đó, Âu Lạc bị nhà Hán độ hộ. Chiếm xong Nam Việt (bao gồm cả Âu Lạc), nhà Hán đã chia lại khu vực hành chính và tổ chức bộ máy cai trị trên vùng đất mới chiếm theo chế độ quận huyện của chính quốc, biến Âu Lạc thành đất đai của nhà Hán. Nước Âu Lạc bị chia làm 3 quận nằm trong bộ Giao Chỉ cùng với 6 quận thuộc đất TQ.

Đứng đầu bộ Giao Chỉ có một viên Thứ sử, đứng đầu các quận có một viên

Thái thú, chuyên trông coi việc hành chính và thu phú cống trong quận. Bên cạnh thái

thú có viên Đô úyphụ trách việc quân sự, chỉ huy quân lính đồn trú.

Ở các huyện nhà Tây Hán vẫn duy trì phương thức cai trị của nhà Triệu, dùng người Việt trị người Việt, các lạc tướng vẫn được cai quản địa phương mình với danh hiệu Huyện lệnh.

Năm 43, sau khi lật đổ chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng, nhà Hán thiết lập lại chính quyền đô hộ ở nước ta càng chặt chẽ hơn, loại bỏ dần những tổ chức cũ của chính quyền bản xứ ở cấp huyện, tiến thêm một bước trong việc tổ chức cai trị trực tiếp bằng quan lại người Hán trên đất Âu Lạc đến tận cấp huyện. Các chức Thứ sử,

Thái thú vẫn được duy trì như trước. Chức Lạc tướng thế tập của quý tộc bản địa bị bãi bỏ.

Nhà Hán đổ, cục diện tam quốc, chiến tranh loạn lạc dẫn đến chỗ nước ta cũng bị các triều đại TQ thay nhau thống trị.

Năm 589, Nam Triều ở TQ bị diệt, nhà Tùy lên thay. Lúc này, mặc dù chưa xâm lược được nước ta và chưa đánh bại được nhà nước độc lập tự chủ Vạn Xuân, nhưng nhà Tùy đã tìm mọicách để khẳng định quyền đô hộnước ta.

Năm 618, nhà Tùy đổ, nhà Đường thành lập ở TQ, thái thú Khâu Hòa (của nhà Tùy) giữ Giao Châu xin thần phục nhà Đường. Từ đó cho đến năm 904, Giao Châu bị nhà Đường đô hộ. Nhà Đường đổi các quận thành châu. Năm 622 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam tổng quản phủ và đặt An Nam đô hộ phủ để cai trị nước ta.

Đứng đầu phủ có chức quan đô hộ, lúc đầu được gọi là Đại tổng quản, sau gọi

Đô đốc, Đô hộ, Kinh lược sứ. Về sau, nhà Đường đổi gọi là Tiết độ sứ nhằm tăng

thêm quyền lực cho chức vụ đó.

Chính quyền đô hộ nhà Đường muốn tiến thêm một bước trong việc đô hộ của chúng đến tận hương, xã, nhằm trực tiếp khống chế các xóm làng người Việt. Nhưng, trên thực tế chúng chỉ mới nắm được tới cấp châu, huyện và chưa bao giờ can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của xã hội nước ta.

35

Dựa vào một tổ chức quan lại, quân đội được tổ chức tương đối chặt chẽ và khá mạnh, các chính quyền đô hộ ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân các châu quận. Chúng ra sức chiếm đất, xây dựng cơ sở kinh tế riêng để có thể duy trì lâu dài nền thống trị của chúng trên đất nước ta. Ngay từ thời Hán thống trị, chúng đã thực hiện chính sách đồn điền nhằm giữ vững đất đai mới chiếm được của nhân dân ta. Chúng đưa tội nhân, dân nghèo người Hán đến ở lẫn người Việt, xâm lấn, khai phá ruộng đất, lập đồn điền.

Đại bộ phận nhân dân là nông dân cày cấy ruộng đất công, phải nộp tô thuế, chịu lao dịch cho chính quyền đô hộ. Chính sách tô thuế của chính quyền thống trị ngoại tộc rất nặng, dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản. Từ cuối thế kỷ II đã xuất hiện nhiều “dân lưu tán”, đến thế kỷ V, tầng lớp nông dân bị phá sản, lưu

vong càng đông đảo mà sử cũ gọi là “dân vong mệnh”, nhiều người phải bán mình, bán vợ con cho tầng lớp giàu có, thống trị để biến thành nô tỳ. Một trong những hình thức bóc lột rất nặng nề của chính quyền và quan lại đô hộ là bắt nhân dân ta cống nạp. Các loại sản phẩm lao động của nhân dân ta, những của cải thiên nhiên thuộc phạmvi lãnh thổ nước ta đều là đối tượng cống nạp cho chính quyền và bọn quan lại đô hộ. Với chế độ cống nạp, bọn phong kiến phương Bắc đã vơ vét, bóc lột nhân dân ta một cách vô hạn. Bọn quan lại đã lợi dụng chế độ cống nạp để vơ vét của cải, làm

giàu cho cá nhân.

Ngoài thu cống phẩm, tô thuế và lao dịch, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền sản xuất và mua bán vải, muối… vốn là hai sản phẩm thiết yếu trong đời sống của nhân dân. Hàng năm, theo sử cũ ghi lại, nguyên tiền muối ở Lĩnh Nam (trong đó có nước ta)nhà Đường đã thu được 40 vạn quan tiền.

Nhà Đường còn thực hiện chính sách tô dung điệu (thuế ruộng, thuế người, nộp sản phẩm thủ công). Khi chính sách này không hiệu quả thì nhà Đường lại thi hành phép lưỡng thuế.

Dưới chính sách bóc lột, vơ vét của bọn phong kiến phương Bắc, trong hơn một nghìn năm bị đô hộ, nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục.

1.2.3. Đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Trong hơn một nghìn năm đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện mọi biện pháp nhằm tăng cường đàn áp nhân dân ta về quân sự, đồng hóa về xã hội, biến nước ta thành quận huyện của TQ.

Để nô dịch nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần, ngay từ thời Tây Hán, trong một chừng mực nhất định, Nho giáo đã được chính quyền đô hộ truyền bá vào nước ta. Đến buổi đầu CN, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên càng tích cực “dựng học liệu để dạy chữ lễ nghĩa”cho dân Giao Chỉ, Cửu Chân. Về sau, nhiều Nho sĩ người Hán có

36

tài năng được chính quyền phương Bắc cử sang Giao Chỉ để truyền bá Nho giáo và dần được cất nhắc lên những chức vụ cao. Họ còn mở trường dạy học ở Luy Lâu, Long Biên. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo cũng như toàn bộ hệ tư tưởng và văn học TQ nói chung chỉ được phát triển và có ảnh hưởng ở một số vùng trung tâm châu trị và quận trị mà thôi, do đó ảnh hưởng của nó trong việc Hán hóa dân tộc Việt bị hạn chế.

Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt. Song, kết cục hơn nghìn năm, nó vẫn không thể tiêu diệt được tiếng nói của dân tộc Việt là tiếng Việt, bởi lẽ chỉ có một bộ phận thuộc tầng lớp trên học tiếng Hán, còn nhân dân lao động trong các làng xã Việt vẫn duy trì tiếng nói của tổ tiên mình.

Chính quyền đô hộ còn ráo riết đẩy mạnh việc di dân Hán đến ở lẫn người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán, từ cách ăn mặc, lấy

Một phần của tài liệu Bài giảng Lịch sử tư tưởng phương đông và Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)