Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam tới năm

Một phần của tài liệu 3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018 (Trang 118 - 152)

NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp

Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp Quảng Nam trong thời gian tới cần xác định cụ thể những ngành công nghiệp chủ lực, có vị trí chi phối đối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đặc biệt thiết yếu với quốc kế dân sinh. Quy hoạch hướng tới thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương. Quy hoạch phát triển công nghiệp cần phù hợp với nhu cầu khách quan và xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế.

Quy hoạch các ngành công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển vùng để ưu tiên đầu tư phát triển theo lợi thế của từng vùng. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã có và xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu, xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng dùng chung cho phát triển công nghiệp. Chú trọng quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ;kịp thời điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình

phát triển. Bên cạnh việc bố trí đủ nguồn vốn ngân sách, vốn FDI, ODA… theo kế hoạch, cần chú trọng khai thác các nguồn vốn từ quỹ đất, vốn ứng trước của các doanh nghiệp, chủ động xác định dự án kêu gọi, vận động thu hút các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp.

Việc xác định những ngành công nghiệp chủ lực cần đảm bảo đó là những ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, tăng trưởng nhanh, tạo vị thế vững chắc và khả năng cạnh tranh cao, đóng góp tích cực vào mối liên kết vùng và tiến trình hội nhập; đi vào mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ, các hướng công nghệ tương lai phù hợp với xu thế thời đại và địa phương có điều kiện phát triển.

Như vậy, các ngành công nghiệp được ưu tiên tiên phát triển của Quảng Nam cần khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Trong thời gian tới, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp tập trung vào những nội dung chính sau:

- Quy hoạch ngành gắn với vùng kinh tế để ưu tiên đầu tư phát triển theo lợi thế của từng vùng. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đã có và xây dựng mới các quy hoạch còn thiếu, xây dựng quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, vùng nguyên liệu; cơ sở hạ tầng dùng chung cho phát triển công nghiệp. Phát triển các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu ổn định cho các ngành công nghiệp cơ bản.

- Quy hoạch phát triển công nghiệp cần định hướng về nội dung, lộ trình phát triển của từng ngành công nghiệp, các chương trình đầu tư và các giải pháp tổ chức thực hiện. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quy hoạch, là cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm.

- Rà soát lại các quy hoạch chi tiết đã triển khai, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế để trình duyệt, đồng thời tiến hành một số các quy hoạch mớiđể phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng

các quy hoạch thực hiện dự án. Mặt khác, cần thường xuyên coi trọng công tác quản lý quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ, bổ sung kịp thời các phát sinh trong quá trình phát triển.

- Cơ cấu lại sự phân bố công nghiệp theo các vùng, lãnh thổ: Hình thành các Trung tâm công nghiệp theo vùng gắn với lợi thế và nguồn lực của từng vùng để ưu tiên phát triển: Đối với cùng đồng bằng ven biển, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp chế biến... lấy công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp khí làm các ngành mũi nhọn kết hợp với phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tập trung phát triển công nghiệp tại một số khu vực trọng điểm có tác động lan tỏa, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Huy động nguồn vốn đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Tam Anh, Tam Thăng, Cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Phú Xuân... để nâng cao tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp. Đây là vùng phát triển công nghiệp động lực của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và năm 2025.

Đối với vùng trung du, miền núi của tỉnh: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng... gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp và hoàn thiện chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào khu vực nông thôn, miền núi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu khoáng sản, vật liệu xây dựng đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống như cơ khí, dệt thổ cẩm, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ,... sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu tại chỗ. Thúc đẩy xây dựng Nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn, các nhà máy thủy điện theo quy hoạch. Từng bước hình thành khu, cụm công nghiệp chế biến nguyên liệu cao su, bột giấy và các nhà máy sản

xuất vật liệu xây dựng không nung...

- Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên vật liệu của các ngành CN - TTCN phần lớn là nguyên liệu tại chỗ, gắn bó với nguồn tài nguyên, khoáng sản của Quảng Nam. Tuy vậy, việc duy trì và phát triển chúng gặp nhiều khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ hầu như chỉ mới đủ cung cấp cho sản xuất ở quy mô nhỏ (sắn, thủy hải sản, chế biến gỗ, VLXD...) và không đủ để mở rộng sản xuất với quy mô lớn nên còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp từ các địa phương khác và cả thị trường nước ngoài. Trên phương diện tổng thể cần xây dựng kế hoạch sản xuất gắn với kế hoạch khai thác và cung ứng nguyên, nhiên vật liệu. Trước mắt, cần tăng cường công tác thăm dò, điều tra tài nguyên để phát triển ngành chế biến bền vững, hiệu quả. Cần xây dựng các vùng nguyên vật liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời phải tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. Quy hoạch lại vùng nuôi trồng, đánh bắt hải sản; trồng mới các loại cây công nghiệp để cung ứng nguyên liệu như: sắn, cây keo, cao su… Khuyến khích, tạo điều kiện cho người sản xuất nguyên liệu được tham gia góp vốn với nhà máy.

-Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn lực cho sự phát triển. Cần chú trọng khai thác các nguồn vốn từ quỹ đất, vốn ứng trước của các doanh nghiệp, chủ động xác định dự án kêu gọi, vận động các nguồn vốn có tính chất ngân sách, vốn FDI, ODA… để bố trí đủ vốn theo kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

4.2.2. Thu hút vốn đầu tƣ phát triển công nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Để đạt được các mục tiêu phát triển công nghiệp đề ra, cần phải có một lượng vốn đầu tư tương đối lớn, kể cả đầu tư cho sản xuất cũng như đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với yêu cầu. Chính vì vậy, khai

thác nội lực và huy động ngoại lực với bước đi phù hợp để tạo nguồn phát triển. Gắn phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với phát triển khu đô thị mới. Sử dụng cơ chế quỹ đất để phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao đất đã quy hoạch đô thị cho các nhà đầu tư để tạo nguồn hỗ trợ cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở những khu, cụm công nghiệp, làng nghề phát triển công nghiệp. Mặt khác, tạo cơ chế thoáng mở thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Việc huy động vốn được thực hiện từ các nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, tín dụng nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn ODA, vốn FDI... Bố trí kế hoạch hoá vốn đầu tư bảo đảm qui mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ phù hợp định hướng cơ cấu vùng và trọng điểm kinh tế.Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp giai đoạn từ 2015 đến 2025 dự kiến 169.366,146 nghìn tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn từ ngân sách: 11.160 tỷ đồng, chiếm 6,59% trong tổng vốn đầu tư toàn ngành. Trung ương cần có một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi như: hỗ trợ về vốn từ ngân sách Nhà nước cho các dự án quan trọng, chính sách huy động các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển và tiếp nhận viện trợ... giúp cho Quảng Nam đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phúc lợi của tỉnh trong thời kỳ ngân sách tỉnh chưa đủ khả năng thực hiện phần phân cấp đầu tư và cho phép tỉnh phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình để đầu xây dựng kết cấu hạ tầng theo đúng quy định pháp luật.

-Vốn liên doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài: 35.400 tỷ đồng, chiếm gần 20,9%, đây là nguồn vốn quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế của tỉnh. Để huy động được nguồn vốn FDI và liên doanh từ nước ngoài, cần phải đẩy mạnh tiếp thị hoạt động đầu tư, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, hoàn chỉnh và phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, kiện toàn và ổn định hệ thống pháp lý.

- Vốn tư nhân: 16.126,146 tỷ đồng, chiếm 9,52%. Để thu hút nguồn vốn này, cần phải có chính sách, cơ chế hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển

ở một số ngành công nghiệp như: bàn giao mặt bằng; miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đât; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... trong những năm đầu hoạt động và hỗ trợ mạnh hơn đối với các dự án đầu tư vào các vùng khó khăn. Thực tế cho thấy, các dự án đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước đã làm thay đổi diện mạo một số ngành công nghiệp như: may, da giày, vật liệu xây dựng, lắp ráp ô tô... góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn. Nghiên cứu hình thành các hình thức liên doanh liên kết giữa tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp hiện có trong nước nhằm thực hiện một số dự án ưu tiên trong các khu, cụm công nghiệp.

- Vốn vay: 106.240 tỷ đồng, chiếm 62,73%. Muốn có nguồn vốn này cần xây dựng các dự án khả thi, chi tiết, phù hợp để phát triển sản xuất, trên cơ sở tính toán hiệu quả để thu hút các nguồn vốn vay tín dụng. Ưu tiên các nguồn vốn này cho các dự án phát triển các ngành chủ lực, mũi nhọn; các ngành tạo sản phẩm hàng hóa như chế biến thủy sản, dêt may - da giày, vật liệu xây dựng, nguyên liệu giấy...; các dự án đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất. Đề xuất với các nguồn vốn tín dụng để các dự án được vay dài hạn, vốn tín dụng từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư Quốc gia....

Riêng nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật từ năm 2015 đến 2025 với tổng vốn đầu tư dự kiến là 51.540 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng từ 80% nguồn vốn huy động từ nguồn khai thác quỹ đất các đô thị; từ nguồn ứng trước đầu tư của các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng; nguồn từ cơ chế xin để lại từ các khu công nghiệp, cụm CN; nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của Trung ương để đầu tư tạo nguồn cân đối ngân sách; nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và chương trình mục tiêu hằng năm,... Khu vực nông thôn, miền núi ưu tiên vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cụm CN nhỏ, vùng nguyên liệu tạo lợi thế khai thác tiềm năng phù hợp từng vùng.

cực, phát huy nội lực của các thành phần kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

*Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định các công trình trọng điểm và hỗ trợ các doanh nghiệp, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh còn hạn chế, thì giải pháp khả thi để thu hút nguồn vốn là:

Thứ nhất, tích cực khai thác nguồn vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh. Căn cứ quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng của Chính phủ, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi về giải phóng mặt bằng, qua đó đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia; đồng thời có giải pháp khai thác các cơ hội mở ra khi các công trình này hoàn thành một cách có hiệu quả vì sự phát triển của địa phương cũng như vì lợi ích quốc gia.

Thứ hai, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, bổ sung vốn ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương có quy mô nhỏ, giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này là tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh (các khu đô thị, đường nội tỉnh, khu công nghiệp, cấp nước...), các khu sản xuất nguyên liệu tập trung; đồng thời, trích một phần đáng kể vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ doanh nghiệp theo chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh, tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.

Thứ ba, Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn chương trình mục tiêu và vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương để phát triển hạ tầng xã hội, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực.

Thứ tư, khai thác các nguồn lực của địa phương, bổ sung vốn cho đầu tư phát triển. Trong đó chú trọng khai thác vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

*Nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước:

triển sản xuất kinh doanh với những điều kiện ưu đãi theo định hướng của nhà nước và được sử dụng vào những mục tiêu nhất định, trên những địa bàn nhất định. Trong khi nguồn vốn tích luỹ của các chủ thể kinh tế trên địa bàn còn thấp thì nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là một nguồn lực quan trọng. Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế tiếp cận nguồn vốn này, bao gồm: xây dựng kế hoạch định hướng trên cơ sở phân tích, dự báo thị trường, lập quy hoạch phát triển, hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các dự án khả thi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư.

*Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư:

Nguồn vốn này có nguồn gốc từ thu nhập của dân cư hoặc hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Hoạt động đầu tư này thường rất năng động, thích ứng với cơ chế thị trường và thường đầu tư vào các lĩnh vực kinh

Một phần của tài liệu 3-Luan an Nguyen Quang Thu 24_1_2018 (Trang 118 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w