Phát triển các mối quan hệ hợp tác

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM (Trang 32 - 33)

II. Phần riêng của các thành viên nhóm

7. Phát triển các mối quan hệ hợp tác

Ảnh 12: Sơ đồ thể hiện sự phát triển các mối quan hệ hợp tác

Lý do Hợp tác – Mục đích chung

Nếu không có một mục tiêu chung, các thành viên trong nhóm sẽ không thể sắp xếp những nỗ lực ưu tiên của họ theo cùng một hướng. Và mục đích hoặc mục tiêu chung cần đủ lớn và truyền cảm hứng để tạo ra một điều gì đó thực sự khác biệt, hướng tới thành công.

Cấu trúc Hợp tác – Vai trò rõ ràng

Việc phân chia vai trò rõ ràng nhằm đảm bảo cho mỗi thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao và phối hợp hiệu quả vì mục tiêu chung của nhóm; Cần có sự cam kết của các thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu tuân thủ quy chế trong quá trình làm việc.

Phương pháp Hợp tác – Quy trình hiệu quả

Nhóm làm việc cần có một bản kế hoạch công việc, hướng dẫn các thành viên tuần tự làm từng việc và ai làm trước, ai làm sau, phối hợp nhịp nhàng. Các thành viên cần hợp tác nhịp nhàng, hỗ trợ lẫn nhau để có thể tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ và giải quyết kịp thời những vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc.

Môi trường Hợp tác – Mối quan hệ bền vững

Cảm xúc chi phối chất lượng mối quan hệ và dẫn đến chi phối sự hợp tác trong đội nhóm. Các thành viên trong nhóm càng xây dựng được một môi trường làm việc gắn kết, các thành viên quan hệ với nhau càng tích cực và bền vững, thì tinh thần hợp tác càng cao.

Phương tiện Hợp tác – Giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố tạo nên những đội, nhóm mạnh trong để cùng nhau phát triển. Bởi sự đoàn kết giữa các thành viên sẽ khiến cho các buổi thảo luận trở nên sôi động. Các thành viên sẽ đưa ra nhiều ý kiến, tham khảo và xem xét để cùng đưa ra giải pháp hữu hiệu. Từ đó nhóm sẽ đạt được những thành tựu lớn và phát triển tích cực hơn.

Linh hồn Hợp tác – Lãnh đạo tin cậy

Nhóm trưởng là người lãnh đạo nhóm, đứng đầu và điều phối các hoạt động của một tập thể. Họ là người định hướng và lên kế hoạch sau đó phân công và đảm bảo tiến độ công việc. Trong khi quản lý thiên về việc sử dụng mệnh lệnh với tiến trình làm việc khoa học thì nhóm trưởng lại thúc đẩy sự kết nối giữa các thành viên, đồng thời là người tạo động lực cho các thành viên. Và nhóm trưởng cũng cần là người sáng suốt, công tư phân minh để đứng ra giải quyết các mối xung đột.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM (Trang 32 - 33)