Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TAND theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 39 - 41)

7. Cơ cấu của luận văn

2.1.2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa

giữa các cá nhân, tổ chức với nhau

Trong giai đoạn hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, những thành tựu của khoa họccông nghệ hiện đại đã làm xuất hiện những tài sản vô hình, có giá trị cao - một loại tài sảnđặc biệt của con người đó là quyền sở hữu trí tuệ. Với giá trị vô cùng đặc biệt đó nên các chủ thể có thể vì những lý do nào đó đã thực hiện hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ và dẫn đến tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi. Trước yêu cầu hội nhập,

việc pháp luật tốtụng dân sựViệt Nam quy định thẩm quyền cho Tòa án giải quyết các tranh chấp vềquyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổchức là cần thiết và nó đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Có thể nói, các quy định này là cơ sở pháp lý để Tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, góp phần bảo vệquyền và lợi ích của các đương sự.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS thì: “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận” thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà Kinh tế thuộc Toà án cấp tỉnh. Do đó, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định là tranh chấp KD, TM nếu các bên đều có mục đích lợi nhuận. Quy định này giúp phân biệt với quy định tại khoản 4 Điều 25 BLTTDS cũng là những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng là tranh chấp dân sự (theo nghĩa hẹp) và thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện hoặc Toà Dân sự thuộc Toà án cấp tỉnh.

Để làm rõ hơn vấn đề này, Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP đã hướng dẫn như sau: “Đối với các tranh chấp quy định ti khoản 2 Điều 29 ca BLTTDS thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chc phải có đăng kí kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhun thot

động KD, TM; nếu chỉ có một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự quy định ti khoản 4 Điều 25 BLTTDS. Theo đó, quy định trên không những đã chỉ ra điều kiện về chủ thểcủa tranh chấp mà còn chỉ ra điều kiện về mục đích lợi nhuận của các bên tranh chấp. Khác với tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ mà chỉ cần một bên không có mục đích lợi nhuận thì tranh chấp đó được xác định là tranh chấp dân sự. Như vậy, Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP đã làm công

tác hướng dẫn để có cơ sở phân biệt tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nào là tranh chấp dân sự và tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nào là tranh chấp KD, TM.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TAND theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)