Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TAND theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 35 - 36)

7. Cơ cấu của luận văn

1.3.3. Giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Giai đoạn này được tính từ khi Quốc hộiban hành BLTTDS năm 2004 để thay thế PLTTGQCVAKT năm 1994 không còn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bộluật TTDS 2004 gồm 36 chương 418 điều được Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005 là điều tất yếu nhằm thống nhất các quy định vềthẩm quyền dân sựcủa Tòa án trong giải quyết tranh chấp KD, TM như quy định: những tranh chấp về KD, TM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 29), những yêu cầu về KD, TM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 30), thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh (Điều 33 và 34), thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Tòa án theo sựlựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu (Điều 35 và 36). Ngoài ra, thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD, TM còn được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 do HĐTPTANDTC ban hành. Có thể nói, đây là hai văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay quy định vềvấn đề này.

Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, một số các quy định của BLTTDS hiện hành, trong đó có vấn đề quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót khiến cho việc giải quyết các tranh chấp gặp không ít khó khăn. Những hạn chế, thiếu sót này cần phải được sửa đổi, bổ sung để góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về tố tụng dân sự của nước ta trong giai đoạn mới.

Chương 2

NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BLTTDS NĂM 2004 VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP

KINH DOANH, THƢƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án được quy định tại các Điều 29, 33, 34, 35 và Điều 36 Chương III Phần thứ nhất Những quy định chung của BLTTDS năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung tại các mục từ Mục 9 đến Mục 11 của Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004. Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam quy định việc phân định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM của Tòa án phải dựa trên ba căn cứ đó là: thẩm quyền giải

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại của TAND theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)