Ứng dụng của hệ thống đo đếm điện năng từ xa (AMR)

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống scadaamr quản lý và vận hành lưới điện trung thẻ tại tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 43)

3. Hệ thống đo đếm điện năng từ xa (AMR)

3.2. Ứng dụng của hệ thống đo đếm điện năng từ xa (AMR)

3.2.1. Quản lý và thu thập dữ liệu: từcông tơ và quản lý truyền thông bao gồm các chức năng sau.

- Quản trị hệ thống truyền thông và kết nối sao cho có thể sử dụng tốt nhất các

đường truyền và cổng truyền thông hiện có;

- Tự động thu thập dữ liệu và kiểm tra kết nối và phải có khảnăng tự khôi phục kết nối;

- Cảnh báo và lưu trữ các công tơ không thể kết nối; - Đồng bộ thời gian cho các công tơ trong hệ thống;

- Cho phép kiểm tra các sự kiện được ghi lại trong công tơ như sự truy cập, đồng bộ thời gian, mất điện áp và dòng điện một phần hay toàn bộ hoặc thay đổi chỉnh

định của công tơ;

- Display thông số chỉnh định của công tơ;

- Quản trị thông số thu thập từcông tơ và đưa ra màn hình cũng như đưa vào cơ

sở dữ liệu thời gian thực và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quá khứ;

- Giám sát tình trạng làm việc của toàn bộ hệ thống để có thểđưa vào báo cáo;

- Đưa ra các báo cáo theo từng công tơ hay từng nhóm công tơ;

3.2.2. Quản trị hệ thống:

Trên nền tảng cơ sở dữ liệu có sẵn người sử dụng có thể tạo ra ứng dụng quản trị hệ thống có khả năng lưu trữ và quản trị tài sản (công tơ, CT, VT, thiết bị viễn

thông..) và khách hàng trên nền bản đồ sốcũng như hệ thống SCADA. Các thông

tin được quản lý bao gồm:

- Thông số kỹ thuật và lý lịch thiết bị công tơ và thiết bị liên quan; - Mô tả kỹ thuật và phân chia ranh giới đo đếm;

- Dữ liệu đăng ký của khách hàng hoặc đơn vịliên quan đến ranh giới; - Và các dữ liệu cần thiết khác mà người sử dụng cần hoặc theo qui định.

28 3.2.3. Giao diện Người-Máy:

Cho phép các nhân viên liên quan có thể thực hiện các thao tác vận hành trong việc thu thập, kiểm tra và giám sát hệ thống đo đếm và các hệ thống liên quan: - Giao tiếp với các phần mềm của các chương trình khác nhau;

- Phân quyền truy cập khác nhau cho các người dùng; - Sử dụng windows để vào ra và duyệt kết quả;

- Vào dữ liệu bằng tay;

- Đưa ra các thông báo và cảnh báo cũng như phân loại cho dữ liệu thu thập và tính toán;

3.2.4. Giám sát tình trạng hoạt động:

Hệ thống công tơ và hệ thống đường truyền tới công tơ được giám sát online

để đưa ra các cảnh báo kịp thời về tình trạng đường truyền và tình trạng làm việc của công tơ như:

- Lỗi đường truyền; - Mất áp công tơ;

- Dữ liệu của công tơ bịđo đếm sai;

- Cảnh báo các truy nhập công tơ bất hợp pháp; - …

Hệ thống cảnh báo có thể gửi email hoặc tin nhắn SMS cho người có liên quan khi phát sinh lỗi từcông tơ hoặc đường truyền giúp khắc phụ nhanh các sự

cố, khôi phụnhanh công tác đo dếm của công tơ.

3.2.5. Kiểm tra sựđúng đắn của dữ liệu:

Việc phân tích dữ liệu đo đếm từ công tơ sẽ được xác nhận sự đúng đắn

(validation) bởi chức năng kiểm tra dữ liệu. Việc kiểm tra sẽ dựa vào dữ liệu quá

khứđã được ghi lại trong hệ thống trung tâm, dữ liệu sẽđược thay thế bởi các dữ

liệu từ các nguồn khác hoặc từ các báo cáo vận hành khác trong thời gian dữ liệu bị sai. Ví dụ, hệ thống sẽ sử dụng dữ liệu quá khứ, mẫu biểu đồ phụ tải, giá trị

29

tương ứng…, để so sánh kiểm tra về dạng phụ tải và đưa ra cảnh báo khi giá trị đo đếm nhận về có sai khác với thông thường như cao hơn 200% hoặc thấp hơn 50%.

3.2.6. Lập báo báo và lập Hóa đơn tựđộng:

Hệ thống dữ liệu thời gian thực và lưu trữ dữ liệu quá khứ tiên tiến nên gần

như không có bất cứ hạn chếnào đối với công tác lập báo cáo. Khảnăng cho phép người dụng truy cập vào các cơ sở dữ liệu qua ODBC và SQL cho phép khảnăng

tùy biến bất cứ kiểu báo cáo hoặc xuất dữ liệu nào mà người sử dụng mong muốn.

3.2.7. Ứng dụng nghiên cứu và giám sát phụ tải:

Với dữ liệu thu thập và lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu thời gian thực và quá khứ, hệ thống đo đếm có thể kết xuất các loại báo cáo vềđặc tính phụ tải tùy biến theo yêu cầu của ngưới sử dụng. Kết quả của các báo cáo nghiên cứu phụ tải có thể

sử dụng để quản lý phụ tải tốt hơn nhằm giảm tổn thất và lập kế hoạch phát triển

lưới điện trung hạn và dài hạn. Ngoài ra các đặc tính phụ tải có thể được sử dụng cho các hệ thống bù động để giảm tổn thất.

3.2.8. Giao diện với các Hệ thống khác:

Hệ thống có khảnăng giao tiếp các trung tâm dữ liệu khác và các đơn vị khác

để chia sẻ giá trịđo đếm của các công tơ ranh giới. Ngoài ra hệ thống cũng có khả năng giao tiếp với hệ thống SCADA hiện nay của của các trung tâm điều độ và giao tiếp với các hệ thống thanh toán qua các loại file theo định dạng chuẩn như:

.txt, .CSV, .XML, .xls, Metadata…

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống scadaamr quản lý và vận hành lưới điện trung thẻ tại tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)