5. Kết cấu của tiểu luận
3.6. Phát hành tiền
Khi ngân sách nhà nước thâm hụt, Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở, đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đất nước suy thoái. Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản bệnh tiềm năng mà không gây lạm phát. Ngược lại, khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở, vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu lên cao và đẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng, hậu quả là làm tăng lạm phát.
LỜI KẾT
Nói đến thâm hụt ngân sách, có thể hiểu là chênh lệch giữa tổng số chi và tổng số thu ngân sách. Song, đóng góp mới của tiểu luận không chỉ dừng lại ở biểu hiện bên ngoài đó, mà đã đi sâu vào tập trung nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về thâm hụt ngân sách, làm cơ sở để đề xuất những quan điểm, định hướng, giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách, Từ đó rút ra được những kinh nghiệm và bài học quý báu cho Việt Nam.
Thứ nhất, bài tiểu luận đã tổng hợp được những cơ sở lý thuyết về thâm hụt ngân
sách, đồng thời tìm ra nguyên nhân cũng như các biện pháp tài trợ thâm hụt hiện tại.
Thứ hai, bài tiểu luận đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về thực trạng thâm
hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành,cụ thể là 2020-2021. Trong phần này, bài tiểu luận cũng phân tích được những ảnh hưởng của Covid-19 đến ngân sách Mỹ. Và từ đó, tìm hiểu cụ thể về các biện pháp Mỹ đã sử dụng để tài trợ cho thâm hụt
Thứ ba, bài tiểu luận đã đưa ra một số hàm ý chính sách đối với vấn đề thâm hụt
ngân sách tại Việt Nam. Từ đó đưa ra được những bài học kinh nghiệm dựa trên tình hình của Hoa Kỳ cho vấn đề này tại nước nhà.
Bài tiểu luận của chúng em đã đi sâu và kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để lý giải, tìm kiếm những vấn đề liên quan đến thâm hụt ngân sách. Song đây là vấn đề phức tạp, có nội dung rộng lớn, liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,.. nên khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét, đóng góp từ cô để có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] T. H. X. Bình, Giáo trình kinh tế học vĩ mô cơ bản, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2014.
[2] Đ. Huyền, “Tổng thống Mỹ Joe Biden ký dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD,”
Vietnam+, 2021.
[3] H. Thủy, “Mỹ trên đà ghi nhận mức thâm hụt ngân sách cao thứ 2 trong lịch sử,”
Vietnam+, 2021.
[4] T. Long, “Kinh tế Mỹ trên đường phục hồi hoàn toàn sau đại dịch Covid-19,” Con số sự kiện Việt Nam, 2021.
[5] T. Tùng, “Tài trợ thâm hụt (Deficit financing) là gì?,” Vietnambiz, 2019.
[6] H. Hà, “Tổng thống Mỹ ký dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD,” Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2021.
[7] M. Ott, "The U.S. budget deficit fell to $165 billion in October, down 42% from last year," Fortune, 2021.
[8] M. Crutsinger, "U.S. government deficit down 17 percent from same period a year ago," PBS, 2021.
[9] Anshu Siripurapu; Jonathan Masters, "How COVID-19 Is Harming State and City Budgets," Council on Foreign Relations, 2021.
[10] Louis Sheiner, Sophia Campbell, "How much is COVID-19 hurting states and local revenues?," Brookings, 2020.
[11] A. Hodge and L. Lin, "Boosting the Economy: The Impact of US Government Spending Plans," International Monetary Fund, 2021.
---HẾT---