Ưu đãi thuế

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong đại dịch Covid- 19 giai đoạn 2020-2021 và bài học cho Việt Nam (Trang 25 - 26)

5. Kết cấu của tiểu luận

3.2. Ưu đãi thuế

Để huy động nguồn thu, các nước trên thế giới thường làm: các chính sách phát triển kinh tế để tăng quy mô thu ngân sách nhà nước trên nền thuế hiện có; Ban hành thêm các loại thuế mới; Cơ cấu lại, điều chỉnh hệ thống thuế hiện có (cơ sở thuế, thuế suất, các ưu đãi, miễn giảm thuế …). Cũng gần tương tự, Việt Nam thường làm: thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế; ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế; cơ cấu lại thu NSNN theo hướng mở rộng cơ sở thuế, rà soát lại các ưu đãi, miễn giảm thuế …); tăng cường công tác quản lý thuế…

Tuy nhiên, Theo Báo cáo “Đánh giá chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam” do Oxfam thực hiện năm 2017, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam lớn và dàn trải; ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế của Việt Nam dài hơn và có phạm vi rộng hơn một số nước trong khu vực. Việt Nam áp dụng chính sách ưu đãi thuế khá cao cho các dự án đầu tư vào các địa bàn kém phát triển hay các khu kinh tế. Những ưu đãi thuế có thể thúc đẩy hành vi chuyển giá, chuyển lợi nhuận, gây xói mòn cơ sở thuế. Vì vậy, Việt Nam cần rà soát và loại bỏ những ưu đãi thuế không cần thiết, đồng thời giảm thiểu việc trốn thuế và tránh thuế qua các cơ chế giám sát, đặc biệt thực hiện tốt Nghị Định 20/2017/NĐ-CP - Quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Một phần của tài liệu Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong đại dịch Covid- 19 giai đoạn 2020-2021 và bài học cho Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)