Các nghiên cứu về mối liên quan giữa NT-proBNP với rối loạn nhịp

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim (Trang 41 - 42)

tim

Levine Y.C. và cộng sự (2014) “N- pro - B-type natriuretic peptide (NT- proBNP) hoặc B-type natriuretic peptide (BNP) là yếu tố dự báo độc lập loạn nhịp thất ở bệnh nhân ICD phòng ngừa ban đầu”. Nghiên cứu trên 161 BN với giá trị NT-proBNP và 403 BN với giá trị BNP tại thời điểm cấy ICD. Kết quả cho thấy nồng độ cao NT-proBNP và BNP là độc lập liên quan đến nguy cơ loạn nhịp nhanh thất vượt quá đáng kể nguy cơ cho tỉ lệ tử vong, trong phân tích đa biến . Costantino G. và cộng sự, nghiên cứu (2014) “Hữu ích của N -terminal pro - B-type natriuretic peptide tăng như một dấu hiệu cho rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân ngất xỉu” Kết quả cho thấy nồng độ NT-proBNP tăng mạnh trong 6 giờ có thể dự đoán ngất do rối loạn nhịp tim .

NT- proBNP và BNP là một yếu tố dự báo sự cố nhĩ rung. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng NT-proBNP tăng ở các bệnh nhân rung nhĩ có hay không có suy tim kèm theo , , , .

Tác giả Konstantino Y. và cộng sự, theo dõi được thu thập từ 47 BN. Trong số đó, 45 BN (96%) mắc bệnh cơ tim do thiếu máu cục bộ, 38 (81%) có suy tim theo phân loại NYHA I – II, 43 (91%) là nam giới và tuổi trung bình là 68,6 ± 11,1 tuổi. Trong thời gian theo dõi, 5 BN (11%) có nhịp nhanh thất không kéo dài, 6 BN (13%) có nhịp nhanh thất kéo dài hoặc rung thất và 36 BN (76%) không có biến cố. Mức độ lưu hành của các dấu ấn sinh học khi nhập viện không khác biệt đáng kể giữa những BN sau đó có nhanh

thất thoáng qua hoặc nhanh thất kéo dài hay rung thất và những BN không có biến cố. Không tìm thấy mối tương quan giữa nồng độ IL-6, TNF-α, hsCRP và BNP trong huyết tương và các biến cố loạn nhịp thất ở những bệnh nhân suy tim ổn định trong thời gian trung gian theo dõi 5,1 tháng .

Schnorbach J. và cộng sự, nghiên cứu 2541 BN suy tim mạn tính, so sánh tỷ lệ tử vong của nhóm suy tim có rung nhĩ với suy tim không có rung nhĩ cho thấy rung nhĩ không ảnh hưởng tới giá trị tiên lượng độc lập của NT- proBNP với tử vong của BN .

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w