L ời cam đoan
2.1.3. Cố định chuỗi ADN trên bề mặt cảm biến
Phƣơng pháp hấp phụ đƣợc xem là phƣơng pháp đơn giản nhất dùng để cố định chuỗi ADN dò trên bề mặt cảm biến. Phƣơng pháp này dựa trên các lực nhƣ tƣơng tác Van der Walls, liên kết tĩnh điện và liên kết hydro. Các ADN liên kết với kim loại theo định hƣớng ngẫu nhiên trên bề mặt vì mỗi phân tử có thể hình thành nhiều điểm tiếp xúc khác nhau [73]. Farrokhpour và cộng sự [74] đã chỉ ra rằng có sự lai hóa mạnh mẽ giữa một vài orbital nguyên tử của các bazo nito và orbital d của các nguyên tử đồng. Các orbital nguyên tử này có liên quan đến các tƣơng tác và sự chuyển đổi điện tích của các bazo nito và các nguyên tử đồng. Báo cáo này cũng xác định bản chất của tƣơng tác giữa các bazo nito và nguyên từ đồng, cụ thể nhƣ sau, nguyên tử tƣơng tác nhiều nhất với bề mặt Cu của Adenine là N trong nhóm NH2, của Cytosine và Guanine là nguyên tử O của nhóm cacbonyl, đối với Thymine, nguyên tử O và N có tƣơng tác cao hơn đối với những nguyên tử còn lại.
23
Điện cực sau khi đã lắng đọng hạt kim loại đồng đƣợc nhúng trong một dung dịch có chứa chuỗi ADN dò. Sau đó, đƣợc rửa với nƣớc khử ion để loại bỏ những chuỗi ADN không liên kết với bề mặt cảm biến. Để lai hóa ADN, cảm biến đã cố định ADN dò tiếp tục đƣợc nhúng trong dung dịch chứa chuỗi ADN đích.
Đoạn phân tử ADN đƣợc sử dụng là của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Trong đó, chuỗi dò và chuỗi đích có cấu trúc nhƣ sau:
ADN dò (ssDNA): 5’-GGTCTTCGTGGCCGGCGTTCA-3’
ADN đích: 3’-CCAGAAGCACCGGCCGCAAGT-5’
Các phép đo kiểm tra ADN cố định và lai hóa đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp điện hóa trong dung dịch chứa 5mM [Fe(CN)6]3-/4- và 100 mM KCl pha trong nƣớc khử ion.