Một số nghiên cứu về rối loạn nhịp ti mở bệnh nhân suy tim mạn tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim (Trang 42 - 43)

Theo Chakko S. và cộng sự, nghiên cứu 1989 BN suy tim mạn được ghi Holter nhịp sẽ thấy được hầu hết các rối loạn nhịp khác nhau, tần suất rối loạn nhịp tim tăng theo mức độ suy chức năng thất trái và suy tim .

Patton K.K. và cộng sự nghiên cứu 5518 người được theo dõi trong thời gian trung bình là 7,6 năm. Trong thời gian này có 267 đã phát hiện rung nhĩ. NT proBNP là một công cụ dự đoán mạnh mẽ về rung nhĩ, nó có ý nghĩa hơn ở BN trẻ tuổi và phụ nữ so với BN lớn tuổi và nam giới .

Mathew J. (2000) và cộng sự, nghiên cứu 7788 bệnh nhân suy tim mạn tính có nhịp xoang theo dõi trong 37 tháng. Trong quá trình theo dõi có 11,1% BN xuất hiện nhịp nhanh trên thất (bao gồm cả rung nhĩ). Những BN có nhịp nhanh trên thất tăng nguy cơ tử vong so với nhóm không có nhịp nhanh trên thất. Nguy cơ tử vong ở nhóm có nhịp nhanh trên thất tăng 2,45 lần và tăng nguy cơ tái nhập viện vì suy tim nặng với RR 3,00 (từ 2,7-3,33) .

Mamas M.A. và cộng sự (2009), phân tích tổng hợp 16 nghiên cứu với 53969 BN suy tim mạn tính thấy rằng: BN suy tim mạn tính (cho dù đó là suy tim có phân số tống máu thất trái giảm hoặc phân số tống máu thất trái bình thường) có rung nhĩ sẽ có tiên lượng nặng và tăng nguy cơ tử vong .

Mức độ suy tim và các giai đoạn suy tim do các nguyên nhân đều làm tăng nguy cơ RLNT , , .

rất đáng được quan tâm và còn cần nghiên cứu để hiểu rõ mối liên quan của RLNT và chức năng tim cũng như sự liên quan của RLNT đến tỷ lệ tử vong của các BN suy tim , , .

Nghiên cứu the Cooperative North Scandinavia Enalapril Survival Study (CONSENSUS) những BN suy tim độ 4 tỷ lệ tử vong trong 1 năm là 52%. Ước tính có khoảng 50 - 60% tử vong ở BN suy tim là do đột tử (đột tử xảy ra cả khi lâm sàng suy tim ổn định hoặc xảy ra trong giai đoạn suy tim nặng lên), nguyên nhân đột tử ở những BN này đa số là do nhanh thất, nhanh thất thoái biến thành rung thất. Đột tử do nhịp chậm ít xảy ra hơn (5 - 30% số bệnh nhân đột tử) và đột tử do nhịp chậm thường xảy ra khi BN suy tim nặng (NYHA III-IV) .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT proBNP huyết tương với biến thiên nhịp tim, rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có suy tim (Trang 42 - 43)