- Khi có thay đổi dữ liệu, bảng tính tự động tính toán lại theo số liệu mới.
c. Vẽ đồ thị các hàm toán học
Để vẽ đồ thị cho các hàm toán học, bạn chỉ cần cho một đoạn số liệu trên miền xác định của đồ thị đó. Sau đó vẽ đồ thị dựa trên đoạn số liệu mới tạo.
Ví dụ vẽ đồ thị hàm số: Y=2x2-3x+5.
Cách tạo số liệu mẫu: nếu tại ô A1 bạn gõ vào -10, ô A2 là -9 ... và ô A21 là 10 (bạn có thể dễ dàng làm điều đó) thì ở ô B1 bạn hãy gõ vào công thức=2*A1*A1-3*A1+5 và kéo công thức đó xuống đến ô B21.
Chương 6: Kết nối các bảng tính và tệp bảng tính
6.1. Kết nối các bảng tính trong cùng một tệp bảng tính • Cú pháp : =<Tên bảng tính>!<địa chỉ ô>
• Ví dụ: giả sử ta đang ở bảng tính "DMTK", bạn muốn đưa giá trị của ô A3 trong bảng tính "Kế toán", hãy đưa con trỏ về vị trí cần nhận dữ liệu và đưa công thức :
=Kế toán!A3
6.2. Kết nối các bảng tính trong các tệp bảng tính khác nhau
• Cú pháp : =[Tên tệp]<Tên bảng tính>!<địa chỉ ô>
• Ví dụ: giả sử bạn có một tệp bảng tính là LUONG.XLS nằm trong thư mục Excel thuộc ổ đĩa C. Trong tệp bảng tính này có bảng tính THANG1, THANG2,... Bạn lấy dữ liệu của ô A3 của bảng tính THANG1, bạn chỉ thị:
='C:\EXCEL\[LUONG.XLS]THANG1'!$B$3
Chú ý: Có một dấu nháy ở đầu và cuối tệp bảng tính. Nếu có đường dẫn thì dấu nháy mở đầu ở đầu đường dẫn.
6.3. Các ví dụ ứng dụng
6.4. Tính năng group và outline
Liên kết dòng hoặc cột dữ liệu chi tiết trên bảng tính vào trong các nhóm chính theo từng cấp (như những đề mục của một dàn bài ). Khi cần thiết, bạn có thể thực hiện việc liên kê dữ liệu trên bảng tính theo từng nhóm ấn định .