- Các em hăng say đọc và tìm hiểu thông tin trong sách, báo.
c) Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở thích
của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể còn là sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.
Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi có thể tổ chức ngay trong mỗi buổi học chính khóa và cả các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
* Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa
Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,...
Trong các tiết Khoa học, Đạo đức, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, bày tỏ thái độ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS,...và đóng vai xử lí các tình huống trong môn Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Căn cứ vào phiếu điều tra đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được “làm”, “được trải nghiệm” như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả.
* Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp
Ở Tiểu học, giáo dục ngoài giờ lên lớp được qui định trong chương trình chính khóa, không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải lên tiết ngoài giờ lên lớp. Nhưng nếu các hoạt động này chỉ diễn ra ở các tiết học chính khóa trên lớp thì sẽ mất rất nhiều thời gian, nếu như giáo viên vận dụng và tổ chức không khéo léo thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình giờ học. Do vậy, đối với những hoạt động chiếm nhiều thời gian, cần nhiều sức lực, tôi tổ chức cho học sinh tham gia trái buổi, mỗi tuần 1 buổi.
- Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông,..Nội dung thi được tôi soạn dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia.
- Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn.
- Hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. Dựa trên hướng dẫn ở báo Chăm học, tôi tập chung cả lớp lại và hướng dẫn các em làm việc theo nhóm. Các em cùng làm, cùng góp, giúp đỡ nhau làm việc.
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
Học sinh tự tin tham gia trò chơi trong tiết sinh hoạt tập thể Biện pháp 4: Biết lắng nghe học sinh nói
Lao động của người thầy, lao động sư phạm là loại hình lao động đặc biệt. Đối tượng lao động của người giáo viên là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với nhân cách của chúng. Người giáo viên là người luôn quan tâm và lắng nghe ý kiến học trò nhiều hơn, tạo điều kiện để các em nói lên suy nghĩ của mình qua các bài giảng.
Nếu chúng ta lắng nghe các em nói, các em sẽ cho ta biết các em thích gì, không thích gì, các em đã hiểu hay chưa hiểu điều chúng ta nói. Giáo viên phải vừa là cha, mẹ, anh, chị, là bạn tâm giao với học trò, khơi gợi và truyền lửa cho sự đam mê và sáng tạo của học trò, đó mới là thành công của người thầy.
Khi giảng bài cho học sinh, có bài nào nhiều bạn không làm được, tôi giảng xong thường hỏi câu thứ nhất: “bao nhiêu bạn đã hiểu bài này rồi? Rồi tôi lại đặt câu hỏi để hỏi lại, xoáy kiến thức.
+ VD bài : “Diện tích hình vuông” có bài: Tính chu vi và diện tích hình vuông cạnh 4cm. Đây là bài HS mới học về cách tính diện tích hình vuông nên còn nhầm lẫn. Sau khi thống nhất bài giải:
Chu vi hình vuông đó là: 4 x 4 = 16 (cm) Diện tích hình vuông đó là:
4 x 4 = 16 (cm2)
Đáp số: Chu vi: 16 cm; Diện tích: 16 cm2
+ VD ở bài này tôi hỏi: “Vì sao ở phép tính chu vi ta lấy 4 x 4, ở phép tính diện tích ta cũng lấy 4 x 4?” (HS trả lời được: ở phép tính chu vi ta lấy 4 x 4 vì cạnh 4cm được gấp lên 4 lần, ở phép tính diện tích ta cũng lấy 4 x 4 vì cạnh 4 cm nhân với chính nó là 4cm). Tôi khen em trả lời đúng, sau đó tôi hỏi lại: “Đến bây giờ
bao nhiêu bạn chưa hiểu bài này?”. Nếu còn HS chưa hiểu tôi không chê hay trách
móc mà tạo thói quen để HS chưa hiểu mạnh dạn giơ tay, khi đó tôi sẽ hỏi: “Em chưa hiểu ở chỗ nào?” Hôm đó em Huy Dương giơ tay và hỏi cô: “Tại sao ở phép tính chu vi 4 x 4 thì bằng 16cm, ở phép tính diện tích ta cũng lấy 4 x 4 = 16cm2 . Tôi khen em mạnh dạn hỏi cô khi chưa hiểu. Tôi giải thích cho em hiểu. Sau đó tôi hỏi : “Còn em nào băn khoăn chỗ nào trong bài này nữa không?
Cách làm này tôi làm thường xuyên hàng ngày nên các em có thấy không
ngại ngùng khi hỏi bạn hoặc hỏi cô, các em mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình.
Tôi thường xuyên kể chuyện hay tâm sự chuyện nhà mình cho các em nghe, đôi khi chỉ là câu chuyện bình thường VD: “ Hôm nay nhà hàng xóm nhà cô có ông bị mất, con làm thứ trưởng bộ công an nên bao nhiêu là người đên viếng, công an đứng chỉ đường và đảm bảo an toàn giao thông từ Ngã Ba Đọ về nhà, cả làng ai cũng trầm trồ khen: Ông Thê đến lúc chết còn thấy sướng.” Xong tôi hỏi HS : “Các em có biết vì sao dân làng lại bảo như vậy không?” “Để ông bà, bố mẹ mình cũng được sung sướng như thế, em cần làm gì?”
Và tôi thấy, có sống gần gũi học sinh như vậy, học sinh sẽ mở lòng hơn. Nên ngoài giờ học là bạn nào cũng muốn được tâm sự, chia sẻ với cô. Kể cả chuyện riêng trong gia đình, bạn Minh Ngọc kể : “Hôm qua cháu được về bà ngoại, cháu thích về bà ngoại vì ở đấy cháu được mọi người chiều”; bạn Vũ
Minh thì tâm sự “Cháu không thích mọi người chê cháu béo.”; ....hay nhà có
ý định mua ô tô....trò cũng tâm sự với cô.
Như vậy, lắng nghe các em mới thấu hiểu và giải quyết được những vấn đề theo hướng mong muốn của các em. Và khi đó, thầy, cô có thể trở thành những “người bạn lớn” của học trò, để mối quan hệ thầy - trò không dừng lại ở trong nhà trường mà mở rộng cả trong cuộc sống.