Động lực và tạo động lực làm việc cho viên chức là bác sĩ

Một phần của tài liệu luan-van-245 (Trang 32 - 46)

Bệnh viện.

1.2.1. Viên chức là Bác sĩ tại Bệnh viện.

1.2.1.1. Khái niệm - Khái niệm viên chức

Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra các giải thích khác nhau về các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” và “viên chức”. Với sự ra đời của

Luật viên chức năm 2010 đã xác định rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh và đưa ra định nghĩa về Viên chức:

Theo Điều 2 của Luật Viên chức 2010 định nghĩa “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [25].

Từ định nghĩa trên, viên chức bao gồm những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam.

Thứ hai, về chế độ tuyển dụng: Viên chức phải là người được tuyển dụng

theo vị trí việc làm. Theo đó, căn cứ đầu tiên để tuyển dụng viên chức là vị trí việc làm. Ngoài ra, Điều 20 Luật Viên chức 2010 quy định cụ thể hơn về chế độ tuyển dụng như sau: “Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập” [25]

Vị trí việc làm được hiểu là “công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lí tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Vị trí việc làm có thể có một hoặc nhiều công việc, có tính thường xuyên, liên tục chứ không bao gồm những công việc thời vụ, tạm thời. Để được tuyển dụng vào vị trí việc làm thì phải thông qua một trong hai phương thức tuyển dụng viên chức: thi tuyển hoặc xét tuyển (Điều 23, 20 Luật Viên chức 2010).

Thứ ba, về nơi làm việc: Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công

lập. Đơn vị sự nghiệp công lập theo khoản 1 Điều 9, 20 Luật Viên chức 2010 được hiểu là “… tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch cụ công, phục vụ quản lý nhà nước” [25]. Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Viên chức BS là công dân Việt

Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế và gắn liền với hoạt động nghề nghiệp là BS.

BS là chức danh nghề nghiệp của ngành Y tế làm công tác khám và điều trị cho người bệnh.

BS còn gọi là Thầy thuốc là người duy trì phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán, chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. Thầy thuốc có thể là BS đa khoa hay BS chuyên khoa, BS Tây y hay Đông y. “Trích Bách khoa toàn thư

1.2.1.2. Đặc điểm, vai trò của người BS

BS trước hết là một người Thầy thuốc, vì thế chất lượng của đội ngũ BS được đánh giá trước hết qua các tiêu chuẩn cơ bản của lĩnh vực y tế, bao gồm:

phẩm chất (đức) và năng lực (tài) là hai bộ phận tạo nên cấu trúc nhân cách

của mỗi người thầy thuốc. Tại khoản a, điểm 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là phải hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật, chuyên ngành.

BS có những đặc điểm khác biệt với những đối tượng khác ở đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm lao động.

Đối tượng lao động của BS là con người. Mỗi người bệnh nhân có điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội đến mặt bằng chuẩn kiến thức đầu vào khác nhau nên tư tưởng, động cơ trong việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng cũng khác biệt. Đối tượng này vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình khám và điều trị. Mỗi người điều trị có một thế giới quan phức tạp, tác động lên đối tượng đó không phải lúc nào cũng thu được kết quả như nhau. Người BS phải hiểu được đặc điểm của mỗi bệnh nhân và không thể rập khuôn máy móc như

các đối tượng lao động khác. Như vậy, bản thân đối tượng lao động ở đây là con người đã quyết định tính đặc thù của lao động y tế.

Công cụ lao động của BS là tri thức, chuyên môn nghiệp vụ và nhân cách của mình. Trong đó, tri thức có vai trò quan trọng, nó là công cụ của lao động trí óc và lao động chân tay. Người BS phải có trình độ nhất định để chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, bằng các phương pháp KCB, điều trị phù hợp với từng đối tượng. Mặc khác chuyên môn của BS ảnh hưởng đến sự sống còn của bệnh nhân và nhân cách người thầy thuốc cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, thế giới quan, niềm tin của người bệnh.. Ngoài ra, các trang thiết bị, cơ sở vật chất, môi trường cũng là những công cụ có vai trò hỗ trợ đắc lực trong quá trình khám và điều trị của BS.

Bên cạnh đó những phẩm chất và kỹ năng của một người BS cần có là: + Lòng nhân hậu, thương người

+ Sự kiên trì nhẫn nại

+ Sự can đảm (không yếu bóng vía, không sợ máu, không sợ bẩn...) + Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực

+ Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy, cảm thông chia sẻ với bệnh nhân...

+ Khả năng phán đoán tốt, nhạy bén + Đôi bàn tay khéo léo

+ Sức khoẻ tốt, đặc biệt là thần kinh vững vàng

Vai trò của lực lượng BS trong bệnh viện công lập: Là lực lượng chủ yếu

giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe, tham gia cứu chữa cho người dân, tạo ra sức khỏe cho con người là vô giá, có sức khỏe con người sẽ là những thành viên tạo ra sức lao động, đáp ứng ngày càng cao nguồn nhân lực của xã hội. Góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Tóm lại, nghề BS là nghề cao quý “Lương y như từ mẫu” là lao động bậc cao, yêu cầu tính hàn lâm và sáng tạo cao, có tính độc lập, thể hiện ở quan điểm và phương pháp điều trị. Những đặc điểm này là cơ sở then chốt giúp đưa ra giải pháp tạo động lực làm việc cho BS trong việc chăm sóc mang lại sức khỏe vốn quý cho con người.

1.2.2. Động lực và biểu hiện động lực làm việc của Bác sĩ các Bệnh viện công lập.

1.2.2.1. Khái niệm động lực làm việc của Bác sĩ trong các bệnh viện công lập.

Từ phân tích, luận giải về khái niệm động lực làm việc đã trình bày ở mục 1.1.1.1, có thể hiểu: “động lực làm việc của BS trong các bệnh viện công lập là sự khao khát và tự nguyện của cá nhân BS đó nhằm phát huy và hướng các nổ lực của bản thân để đạt được các mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức”

1.2.2.2. Biểu hiện động lực làm việc của Bác sĩ bệnh viện công lập. Động lực là yếu tố bên trong và được biểu hiện ra bên ngoài bằng những thái độ và hành vi trong những hoàn cảnh cụ thể.

Trong bệnh viện khi đánh giá động lực làm việc của viên chức là BS cần quan tâm đến các biểu hiện sau:

Thứ nhất, là mức độ tham gia của viên chức là BS vào công việc, có thể

được biểu hiện qua nhiều khía cạnh như: mức độ hài lòng công việc phân công, mức độ kết quả nhiệm vụ đạt được và hiệu quả công việc.

Thứ hai, là mối quan tâm nghề nghiệp của viên chức là BS đối với công

việc tương ứng với sở thích, những vấn đề mà họ coi trọng trong công việc đó mà hoàn cảnh làm việc mà họ cảm thấy dễ chịu. Những mối quan tâm nghề nghiệp của viên chức là BS đối với công việc yêu thích giúp họ có thể thành công trong công việc đó.

Thứ b, là mức độ kiên trì trước những nhiệm vụ khó khăn, mức độ tham gia vào các hoạt động nhằm nâng cao uy tính chất lượng đơn vị, kết quả làm việc của BS, nổ lực đạt được các mục tiêu hay mức độ rời bỏ công việc.

Theo Christial Batal, các mối quan tâm nghề nghiệp có khả năng thẻ hiện sức hút của một nghề nghiệp hay công việc nào đó và cách tiếp cận theo mối quan tâm nghề nghiệp rất hữu ích bởi nó cho phép lồng ghép yếu tố động cơ vào quá trình tìm kiếm sự hòa ;hợp giữa con người và công việc, đặc biệt trong quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động nhân vien trong cơ quan [6, tr 145, 146].

Đối với viên chức tại Bệnh viện công lập, các biểu hiện trên được nhìn nhận trong thực tế công tác KCB bằng những công việc cụ thể, có thể được biểu hiện qua nhiều khía cạnh như:

Mức độ tham gia của BS vào công việc; mức độ tập trung vào công việc; mức độ kiên trì nổ lực thực hiện những nhiệm vụ khó khăn để đạt được các mục tiêu và kết quả; mức độ tham gia xây dựng cơ quan đơn vị.

Mối quan tâm của BS với nghề nghiệp của mình: Lý do lựa chọn công việc; nhận thức của BS về công việc; mức độ hài lòng và quan tâm đến công việc; chất lượng hoàn thành công việc.

1.2.3. Tạo động lực và tầm quan trọng của tạo động lực cho Bác sĩ tại các bệnh viện công lập.

1.2.3.1. Khái niệm tạo động lực làm việc cho Bác sĩ tại các Bệnh viện công lập.

Từ các khái niệm tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức như đã phân tích ở trên, có thể rút ra khái niệm tạo động lực làm việc cho BS như sau:

Tạo động lực làm việc cho BS trong các bệnh viện là tất cả các biện pháp của nhà quản lý áp dụng đối với BS tại các bệnh viện nhằm thúc đẩy BS

làm việc tích cực nhằm hoàn thành mục tiêu cá nhân và góp phần thực hiện mục tiêu chung của Bệnh viện đặt ra.

1.2.3.2. Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho Bác sĩ bệnh viện công lập.

Qua nghiên cứu lý thuyết về động lực và tạo động lực làm việc ta thấy việc tạo động lực có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hành vi của người lao động nói chung và BS trong các bệnh viện công lập nói riêng. Điều đó được thể hiện cụ thể:

Thứ nhất, tạo động lực làm việc gắn với các yếu tố thúc đẩy người BS cảm nhận được sự đánh giá của đơn vị đối với mình, cảm nhận được ý nghĩa trong công việc. Người BS sẽ có những hành vi tương ứng với động lực làm việc của họ. BS có động lực làm việc tích cực sẽ giúp họ tạo dựng vị thế cho bản thân trong bệnh viện, có nhiều cơ hội thăng tiến, có thể có những thu nhập ngoài lương một cách chính đáng…Đồng thời, theo cơ chế lan truyền tâm lý, động lực làm việc tích cực của một người có thể lây lan sang những người xung quanh và từ đó tạo nên một trạng thái tâm lý chung trong toàn viện.

Thứ hai, tạo động lực làm việc thúc đẩy hành vi ở cả hai góc độ tích

cực và chưa tích cực. Người BS có động lực tích cực thì sẽ tạo được một tâm lý làm việc tốt, sáng tạo, vượt khó, góp phần làm cho bệnh viện ngày càng vững mạnh hơn. Ngược lại, người BS thiếu động lực làm việc tích cực sẽ nảy sinh tâm lý chán nản, mâu thuẫn và có thể xảy ra xung đột trong bản thân và với những đồng nghiệp xung quanh, ảnh hưởng tới tâm lý và hiệu quả hoạt động của cá nhân và bệnh viện. Do đó cần có các tác động mang tính tích cực đến động lực làm việc của BS.

Thứ ba, đội ngũ BS trong bệnh viện công lập là những người thực hiện trực tiếp công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong công tác KCB của bệnh viện. BS là lao động đặc

biệt, đòi hỏi phải có chuyên môn, năng lực cũng như tinh thần, trách nhiệm cao tâm huyết trong công việc, có niềm tin và động lực làm việc mạnh mẽ đối với công tác KCB của bệnh viện. Vì vậy nếu trình độ của đội ngũ BS thấp, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu động lực làm việc thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhất đến hiệu quả và chất lượng của bệnh viện.

1.2.3.3. Các công cụ tạo động lực làm việc cho BS

Từ phân tích các học thuyết về tạo động lực làm việc đã trình bày ở mục 1.1.3, có thể khái quát một số công cụ tạo động lực làm việc cho BS như sau:

-Tạo động lực làm việc thông qua phân công công việc

+ Phân công, bố trí công việc một cách hợp lý và khoa học: Việc phân

công, bố trí công việc đúng với chuyên môn, nghiệp vụ (đúng người, đúng việc) thì đội ngũ sẽ thực thi nhiệm vụ có hiệu quả và đạt được mục tiêu mong muốn của cơ quan; còn ngược lại sẽ khiến cho bản thân người lao động cảm thấy nản chí, mất hứng thú, không nỗ lực, thiếu trách nhiệm vì không được cấp trên tin tưởng trong công việc. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm, chú ý, nắm bắt, đánh giá thực chất chuyên môn, tính cách, mặt nổi trội và một số kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả,…) của nhân lực chất lượng cao. Đồng thời phải phân tích những yêu cầu của từng vị trí công việc cụ thể để từ đó sắp xếp họ vào những vị trí thích hợp nhằm giúp họ có thể thực hiện tốt công việc được giao và phát huy được những khả năng vốn có của bản thân. Bố trí sử dụng nhân lực phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cơ sở để phát huy khả năng, trí tuệ, sở trường trong quá trình thực thi công vụ. Khi người lao động cảm thấy được làm những việc mình có đủ khả năng đảm nhận và được sáng tạo trong tư duy, đó sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự say mê, cống hiến trong công việc và sự gắn bó, trách nhiệm đối với cơ quan.

+Sự ổn định trong công việc: Việc mỗi người lao động đều mong muốn có được công việc ổn định và sự đam mê, nó xuất phát từ nhu cầu ổn định cuộc sống của con người. Ngoài ra con người luôn có nhu cầu được an toàn trong môi trường làm việc. Thực tế cho thấy khi con người lao động có được công việc ổn định thì tâm lý của họ sẽ tốt hơn, mức độ tập trung trong công việc cao hơn, có xu hướng phấn đấu mạnh mẽ hơn để đạt thành tích cao trong lao động. Do đó, được làm việc trong môi trường có tính ổn định cao sẽ giúp con người gắn bó và xác định trách nhiệm của mình đối với tổ chức cao hơn. Tuy nhiên, đối với khu vực nhà nước thì sự ổn định trong công việc đôi khi lại là một điều kiện để một số đối tượng thiếu động lực làm việc không có nỗ lực để thay đổi và người quản lý thiếu các biện pháp mang tính chất mạnh mẽ để thúc đẩy người lao động thay đổi và làm việc chăm chỉ hơn đạt hiệu suất cao hơn .

Theo lý thuyết của Frederuck Herzberg , nếu tiền lương, tiền thưởng các chế độ phúc lợi, điều kiện môi trường làm việc, chính sách và quy chế tổ chức và hoạt động, sự ổn định công việc đã tốt rồi thì tốt hơn nữa cũng không làm

Một phần của tài liệu luan-van-245 (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w