5.1.1. Nhóm cây hoa màu – cây khoai lang
Khu vực nằm ở phía Nam huyện Cái Bè và Cai Lậy, khu vực Tây Nam huyện Châu Thành và cả khu vực đất phù sa trên địa bàn huyện Gò Công Tây đều thích nghi cho việc trồng cây khoai lang, mức thích nghi dừng lại ở cấp 2 thích nghi trung bình, các khu vực này đều là đất phù sa và sát bên sông Tiền và sông Vàm Cỏ, khả năng tưới tiêu cho cây khoai lang là khá tốt, được thể hiện qua Hình 5 . 1. Nhìn chung, yếu tố hạn chế cho thích nghi cây khoai lang trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là thành phần cơ giới và loại đất, có thể thấy khu vực có thành phần cơ giới sét thường khó trồng khoai lang và thường cho năng suất thấp
Hình 5.1. Bản đồ thích nghi cây khoai lang 5.1.2. Nhóm cây ăn trái – cây bưởi, cây sầu riêng
Khu vực gần sông Tiền, với lượng phù sa dồi giàu nên khả năng thích nghi hầu như là khá tốt, nhưng một số khu vực do hạn chế bởi yếu tố loại đất và thành phần cơ giới nên chỉ thích nghi ở mức trung bình (S2), riêng hai yếu tố này lại khó cải thiện do đó là đặc tính sẵn có của đất, nên viêc tăng thích nghi khó cải thiện lên mức cao nhất được. Qua
Hình 5.2, Hình 5.3 để nhận biết vùng thích nghi cho 2 giống cây ăn trái tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang.
Hình 5.2. Bản đồ thích nghi cây bưởi
5.1.3. Nhóm cây công nghiệp – cây ca cao
Diện tích thích nghi dựa vào 3 yếu tố thổ nhưỡng là đạt 68.349 ha, khá là cao, nhưng đây chỉ là khá thích nghi và bị hạn chế bởi thành phần cơ giới và loại đất, chỉ ở mức thích nghi cấp 2 (S2). Tầng dày tầng đất mịn cũng gây giảm diện tích đât phù hợp với cây ca cao một phần cho các khu vực khác thuộc cấp 3 (kém thích nghi), yếu tố tầng dày có thể cải thiện được bằng các lên liếp tăng độ dày cho đất và bản đồ thích nghi thể hiện ở Hình 5.4.
Hình 5.4. Bản đồ thích nghi cây ca cao