Tích cực tác động

Một phần của tài liệu ICB-8-Output 2_Nghien cuu SPS va TBT hang hoa xuat khau cua VN phai doi mat tren cac thi truong xuat khau chu yeu (Trang 70 - 72)

5. Tác động của các biện pháp SPS và TBT đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt

5.1. Tích cực tác động

- Các tiêu chuẩn SPS và TBT cao sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nhận thức đúng tầm quan trọng của việc kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc đáp ứng TBT và SPS đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vào các thị trường. Vì vậy Chính phủ và các doanh nghiệp của Việt Nam đều cố gắng thúc đẩy xuất khẩu thông qua đổi mới sản xuất, tăng cường đầu tư vào quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, TBT và SPS khuyến khích việc cải thiện khả năng cạnh tranh, chất lượng, hình ảnh và uy tín của xuất khẩu Việt Nam không chỉ sang các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU mà cả các thị trường khác trên thế giới.

- Thúc đẩy sự thay đổi tư duy

+ Tư duy về chất lượng sản phẩm: đối mặt với các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải thay đổi tư duy từ việc chỉ tập trung vào hình thức bên ngoài của sản phẩm sang chú ý hơn đến chất lượng thực sự của sản phẩm; từ chất lượng sản phẩm sang cả quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm; từ ưu tiên lợi ích kinh tế sang cân bằng lợi ích kinh tế và lợi ích của người tiêu dùng.

+ Chủ động hơn trong việc nắm bắt và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rằng hệ thống phải đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường để tồn tại và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín chủ động để giảm chi phí, xác định các thị trường, nghiên cứu về các thủ tục và tiêu chuẩn, đầu tư vào công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn, v.v.,. Dưới đây là ví dụ điển hình:

Hộp 3: Kinh nghiệm từ Casumina và Ngô Han

Với kinh nghiệm thực tế, ông Nguyễn Quốc Anh phân tích: để vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý những điểm chính sau: hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn kỹ thuật (hoặc vệ sinh thực phẩm) và bảo vệ môi trường, v.v. Đối với các nước tiên tiến, việc đáp ứng các tiêu chuẩn này không khó vì họ đã áp dụng các tiêu chuẩn này.

Vì thế, vấn đề cực kỳ quan trọng là đầu tư vào thiết bị, nắm bắt và sản xuất theo công nghệ của họ. Không một quốc gia nào bắt buộc chúng ta phải trả tiền cho việc vận dụng hệ thống của họ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần có quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn tiêu chuẩn của các nước điển hình để sản phẩm có thể thâm nhập các thị trường khu vực và

thế giới.

Ví dụ, ở châu Á, chúng ta nên tìm hiểu và nghiên cứu các tiêu chuẩn của Nhật Bản; ở Bắc Mỹ nên chọn Hoa Kỳ, và các tiêu chuẩn chung của EU... Kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường, Casumina đã xây dựng các tiêu chuẩn nội bộ tương thích với các tiêu chuẩn tiên tiến trong khi thiếu vắng các tiêu chuẩn của Việt Nam và nộp hồ sơ đề nghị công nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn của các nước này. Cụ thể, Casumina đã áp dụng tiêu chuẩn 6366-6676 JIS (Nhật Bản) cho lốp xe gắn máy từ năm 2000. Đó là một điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng tiêu chuẩn ISO 5721.

Để có được kết quả này, theo ông Nguyễn Quốc Anh, Casumina đã cho xây dựng một hệ thống phòng thí nghiệm đủ điều kiện để học các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Hàng năm Casumina dành khoảng 10% -20% ngân sách cho đầu tư trang thiết bị; thành lập một đội phụ trách thiết kế sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, Casumina coi trọng việc sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy, các sản phẩm như lốp xe máy chiếm 45% thị phần và được xuất khẩu sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Tương tự, ông Ngô Văn Sung, đại diện của Công ty cổ phần Ngô Han chuyên sản xuất dây điện của Việt Nam cho biết, dây điện VN đã có các tiêu chuẩn như 4305-92, 6337-1997, 6338 - 1997. Các tiêu chuẩn này được thiết lập dựa trên các tiêu chuẩn chung như JIS C 3202 và JIS 3204; NEMA MW -1000; và IEC60 317 của Ủy ban điện quốc tế.

Các tiêu chuẩn này không khác nhau về nội dung cơ bản, nhưng mỗi tiêu chuẩn có sự khác biệt riêng, chẳng hạn như kích thước, phương pháp và điều kiện kiểm tra. Các tiêu chuẩn này thường được rà soát và cập nhật thường xuyên.

Ngô Han đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên; phần lớn được cập nhật và mua thông qua Internet với đầy đủ các thiết bị kiểm tra phù hợp với các tiêu chuẩn. Thậm chí một số khách hàng còn đặt hàng để được giao sản phẩm mẫu để đảm bảo chất lượng nhằm dễ kiểm soát và kiểm tra. Nguồn: http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=104783

Với sự thay đổi trong nhận thức và hành động, nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công lớn. Ví dụ, trong ngành thép, mặc dù tình hình chung không lạc quan, nhưng một số doanh nghiệp trong ngành thép đã tiến hành đổi mới công nghệ, thiết lập quy trình khép kín (đầu tư từ đầu nguồn) và xác định thị trường và nhóm sản phẩm để có tăng trưởng bền vững, ví dụ như thép Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Vinakyoie... Tháng 6 năm 2014, Hòa Phát đã xuất khẩu thép cán sang Australia, ký hợp đồng về thép xây dựng với Lào và xuất khẩu phôi thép sang Thái Lan và Philippines. Sản phẩm của Hòa Phát được xem là có chất lượng ổn định và thời gian giao hàng ngắn hơn so với Trung Quốc và Nga, v.v.

Bên cạnh đó các doanh nghiệp ngành thép, ngành dệt may của Việt Nam cũng đã chứng kiến một sự thay đổi tích cực.

- Là một nước xuất khẩu, Việt Nam nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức, các nhà nhập khẩu quốc tế để nâng cao năng lực trong việc đáp ứng và vượt qua các rào cản kỹ thuật. Trong những năm gần đây, nhờ vào các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, các điểm bất lợi trong phương thức sản xuất của nông dân Việt Nam như quy mô nhỏ, chất lượng không phù hợp, thiếu kỹ thuật bảo quản đã được cải thiện phần nào. Cụ thể, Nhật Bản đã giúp Việt Nam nâng cấp các cơ sở đào tạo cho các cán bộ nông nghiệp, tài trợ các chương trình kỹ thuật nâng cao cho các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã cây ăn quả, hỗ trợ các đề xuất về hạt giống lúa, v.v. Ngoài ra, một số công ty Nhật Bản còn giới thiệu các giống lúa của họ để trồng tại Việt Nam và bán cho các nhà hàng hoặc nhập khẩu vào các thị trường phục vụ người Nhật. Hiện nay, chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành da giày đã được thực hiện với sự hỗ trợ từ dự án MUTRAP.

- Các thị trường đòi hỏi cao như Nhật Bản và Hàn Quốc là môi trường cạnh tranh. Tại đây các doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ rẻ hơn và tốt hơn cho người tiêu dùng bằng cách áp dụng các công nghệ mới. Điều này giúp định hướng cho doanh nghiệp của Việt Nam và tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp phải cải cách. Nhà nhập khẩu tăng cường các rào cản thương mại đối với nhập khẩu bằng cách nâng cao các yêu cầu về an toàn thực phẩm và áp dụng hệ thống kiểm soát chất hóa học trong sản phẩm nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhỏ khó có thể đáp ứng được những yêu cầu về trách nhiệm xã hội của các nhà nhập khẩu.

- Cải thiện khả năng đàm phán, thảo luận và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Xét một cách tích cực, việc phải đối mặt với các rào cản thương mại tại các thị trường nhập khẩu trang bị cho các nhà quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu kinh nghiệm thực tế quý báu để tìm hiểu và xây dựng năng lực đối phó, vượt qua các rào cản.

Nhìn chung, bên cạnh những thách thức, SPS và TBT cũng mang lại cơ hội cho xuất khẩu cho các nước như Việt Nam. Các biện pháp này đóng vai trò như “ngôn ngữ thống nhất quốc tế về tiêu chuẩn chất lượng" và các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước.

Một phần của tài liệu ICB-8-Output 2_Nghien cuu SPS va TBT hang hoa xuat khau cua VN phai doi mat tren cac thi truong xuat khau chu yeu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w