Thay đổi số lượng báo cáo dưới tác động quản lý và truyền thông nguy cơ

Một phần của tài liệu KLTN 2016 Tran Viet Long (Trang 25)

Các chỉ số nghiên cứu gồm:

 Số lượng báo cáo trước và sau khi có quyết định quản lý và truyền thông nguy cơ của một số chế phẩm có nghi ngờ về an toàn.

 Số lượng báo cáo theo từng tháng của một chế phẩm được quản lý và truyền thông nguy cơ nhiều nhất (Quinvaxem).

Khảo sát thực trạng báo cáo ADR của ĐVKDT giai đoạn

2014-2015

Mô t ả thực trạng báo cáo ADR của ĐVKDT tới Trung tâm DI & ADR Quốc gia giai đoạn 2014-2015 Nội dung nghiên cứu SLBC theo năm Số lượng Tỷ trọng BC BC SLBC theo tháng & xu hướng BC trong năm

Tỷ lệ BC có chất lượng tốt Chất lượng

BC

Các trường thông tin được BC nhiều nhất,ít nhất

Trung vị thời gian từ phát hiên ADR đến khi gửi BC Thời hạn gửi BC Tỷ lệ BC trong các khung thời gian cụ thể Tỷ lệ trùng lặp Đặc điểm SLBC gửi từ mỗi ĐVKDT BC

Cơ cấu phân loại BC

Tác động QL&TTNC

SLBC trước và sau khi có

quyết định QL&TTNC SLBC Quinvaxem

Hình 2.1. Nội dung và chỉ số nghiên cứu 2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý bằng chương trình Microsoft Excel 2013 và chương trình SPSS 20.0. Trong trường hợp không có lưu ý gì khác, các biến số liên tục sẽ được mô tả thống kê bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, giá trị

lớn nhất, nhỏ nhất, các khoảng tứ phân vị. Các biến phân loại sẽ được thể hiện bằng tần suất xuất hiện.

Phương pháp phân tích chuỗi thời gian gián đoạn (Interupted Time Series analysis) được sử dụng để đánh giá sự thay đổi về xu hướng báo cáo qua các chuỗi thời gian khác nhau. Dữ liệu được phân tích dựa trên mô hình ARIMA (Auto- Regressive Intergrated Moving Average) và cho kết quả đầu ra là sự thay đổi về xu hướng báo cáo ADR theo tháng [30]. Do nghiên cứu không đánh giá tác động của can thiệp, vì vậy chúng tôi không sử dụng mô hình ARIMA đầy đủ để đánh giá sự thay đổi cả về xu hướng và mức độ thay đổi trong ngắn hạn và về lâu dài. Chủ yếu trong nghiên cứu này, so sánh sẽ sử dụng hệ số góc α để so sánh xu hướng báo cáo trong các chuỗi thời gian khác nhau. Mô tả đầy đủ phân tích ARIMA được đề cập trong phụ lục 1.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Số lượng báo cáo

3.1.1. Số lượng và tỷ trọng báo cáo ADR theo năm

Số lượng và tỷ trọng báo cáo ADR của các ĐVKDT trong giai đoạn 2012- 2015 được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lượng và tỷ trọng báo cáo ADR hàng năm của ĐVKDT trong tổng số báo cáo giai đoạn 2012 – 2015

Năm 2012 2013 2014 2015

Số lượng báo cáo gửi từ ĐVKDT 212 202 640 723

Tổng số báo cáo ADR 3236 6016 8513 9266

% trên tổng số BC 6,55 3,36 7,52 7,80

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng báo cáo ADR gửi bởi ĐVKDT giai đoạn 2014-2015 đạt mức 640-723 báo cáo (tăng 3,3 lần so với giai đoạn 2012-2013). Về tỷ trọng báo cáo, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ trọng báo cáo của ĐVKDT còn thấp so với từ các nguồn khác (<10% trên tỷ trọng báo cáo), duy trì ở mức 7,5% - gần 8% trong giai đoạn 2014-2015, tăng không đáng kể so với năm 2012 (6,6%).

3.1.2. Số lượng báo cáo theo từng tháng và thay đổi xu hướng báo cáo trong năm

Xu hướng báo cáo ADR trong năm của các ĐVKDT (2013-2015) được thể hiện trong hình 3.1.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong năm 2014, số lượng báo cáo trong giai đoạn ba tháng cuối năm có xu hướng tăng lên so với gian đoạn chín tháng đầu năm (α = 84,167), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), kết quả này tương tự với năm 2013 (α = 43,036, p < 0,05). Sang đến năm 2015, mặc dù giai đoạn 3 tháng cuối năm vẫn có xu hướng báo cáo nhiều hơn so với gian đoạn 9 tháng đầu năm (α = 21,893) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

α= 43,036 α= 84,167 p= 0,001 p= 0,000 y= -0,03x + 16,4 y= 2,83 x- 17,1 α= 21,893 p= 0,418 y= 9,01x - 206,2 y= 31x - 1009,7 1/2013 10 1/2014 9 12 1/2015 9 12/2015 Tháng

Hình 3.1. Xu hướng báo cáo ADR trong năm của các ĐVKDT trong giai đoạn 2013-2015

3.2. Chất lượng báo cáo

Khảo sát chất lượng báo cáo ADR được gửi từ các ĐVKDT dựa trên tính đầy đủ của thông tin cho kết quả như trong hình 3.2.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Tỷ lệ báo cáo có đầy đủ thông tin: 0,74%

0 0 1.39 14.60 23.11 33.02 46.37 47.47 68.67 69.26 74.54 86.65

100 100 98.61 85.40 76.89 66.98 53.63 52.53 31.33 30.74 25.46 13.35 Biểu TT về Ngày Giới Tuổi Ngày Kết quả Thời Cách Tiền sử TT về TT về

hiện thuốc BC cty sau xử gian xử trí XN thuốc

ADR nghi nhận trí xảy ra ADR dùng

ngờ TT về ADR pu kèm

BC

Có thông tin Không có thông tin

Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 0,7% báo cáo hoàn thiện về tất cả các thông tin. Ở từng mục thông tin cụ thể, 100% báo cáo đầy đủ thông tin về “biểu hiện ADR”, “thuốc nghi ngờ”, hơn 70% báo cáo có thông tin về “ngày báo cáo” (98,6%), “giới tính” (85,4%), “tuổi” (76,9%), hơn 50% báo cáo có thông tin về “ngày công ty nhận thông tin về báo cáo” (67,0%), “kết quả sau xử trí ADR” (53,7%), “thời gian xảy ra phản ứng” (52,5%) và có ít báo cáo có thông tin về “cách xử trí ADR” (31,3%), “tiền sử” (30,7%), “thông tin về xét nghiệm” (25,5%) và “thông tin về thuốc dùng kèm” (13,4%).

3.3. Thời gian gửi báo cáo

3.3.1. Thời gian từ ngày nhận được thông tin về ADR đến ngày báo cáo

Khảo sát thời gian từ ngày ĐVKDT nhận được thông tin về ADR đến ngày báo cáo, dựa vào giá trị trung vị thời gian của từng loại báo cáo thu được kết quả trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Trung vị thời gian từ ngày ĐVKDT nhận được thông tin về ADR đến ngày BC

Loại báo cáo Trung vị Tứ phân vị (ngày)

(ngày) 25% 75%

BC NT TV/ĐDTM (n=182) 8 5 10

BC NT không thuộc loại TV/ĐDTM (n=606) 8 6 11

BC không nghiêm trọng (n=120) 10 6 15

Kết quả khảo sát cho thấy báo cáo nghiêm trọng tử vong hoặc đe dọa tính mạng có trung vị ngày gửi bằng 8 ngày (tứ phân vị 25% và 75% lần lượt là 5 ngày và 10 ngày), báo cáo nghiêm trọng không thuộc loại gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng có trung vị bằng 8 ngày ( tứ phân vị 25% và 75% lần lượt là 6 ngày và 11 ngày ), báo cáo không nghiêm trọng có trung vị dài hơn bằng 10 ngày ( tứ phân vị 25% và 75% lần lượt là 6 ngày và 15 ngày).

Dữ liệu cụ thể về tỷ lệ báo cáo theo các khung thời gian khác nhau tính từ ngày ĐVKDT nhận được thông tin về ADR đến ngày báo cáo được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thời gian từ ngày ĐVKD nhận được thông tin về ADR đến ngày BC

Thời gian BC NT TV/ĐDTM BC NT KTV/ ĐDTM BC không NT

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Ngày 0 - Ngày 10 146 58,4 377 44,25 61 23,37 Ngày 11 - Ngày 20 28 11,2 188 22,07 39 14,94 Ngày 21 - Ngày 30 4 1,6 15 1,76 11 4,21 Ngày 31 - Ngày 90 0 0 1 0,12 4 1,53 Trên ngày 90 4 1,6 25 2,93 5 1,92 Không rõ 68 27,2 246 28,87 141 54,02 Tổng số 250 100 852 100 261 100

Kết quả cho thấy, các báo cáo nghiêm trọng gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng thường được gửi sớm trong khoảng thời gian từ 0 đến 10 ngày (58,4%) hoặc 11 đến 20 ngày (11,2%), số lượng báo cáo không rõ ngày chiếm tỷ lệ tương đối thấp (27,2%). Đối với các báo cáo nghiêm trọng không thuộc loại tử vong hoặc đe dọa tính mạng, số lượng báo cáo được gửi sớm vẫn ở mức cao (0 đến 10 ngày (44,3%) và 11 đến 20 ngày (22,0%)). Đối với các báo cáo không nghiêm trọng, số lượng báo cáo được gửi sớm chiếm tỷ lệ thấp hơn (0 đến 10 ngày (23,4%) và 11 đến 20 ngày (15,0%)), đặc biệt số lượng báo cáo không rõ ngày chiếm tỷ lệ khá cao (54,0%).

3.3.2. Thời gian từ khi ĐVKDT nhận được thông tin về ADR đến khi Trung tâm DI & ADR nhận được báo cáo DI & ADR nhận được báo cáo

Khảo sát thời gian từ khi ĐVKDT nhận được thông tin về ADR đến khi Trung tâm DI & ADR nhận được, kết quả thu được trình bày trong bảng 3.4.

Kết quả khảo sát cho thấy, các báo cáo nghiêm trọng gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng được gửi sớm trong khoảng thời gian từ 0 đến 10 ngày (18,8%) và 11 đến 20 ngày (21,6%), tuy nhiên tỷ lệ các báo cáo gửi muộn trên 90 ngày cũng khá cao (22,8%). Đối với các báo cáo nghiêm trọng không thuộc loại tử vong hoặc đe dọa tính mạng, số lượng các báo cáo được gửi sớm vẫn ở mức cao (0 đến 10 ngày (21,0%) và 11 đến 20 ngày (28,2%)). Đối với các báo cáo không nghiêm trọng, số

lượng báo cáo được gửi sớm chiếm tỷ lệ thấp hơn (0 đến 10 ngày (7,7%) và 11 đến 20 ngày (12,6%)). Ngoài ra, số lượng báo cáo không rõ ngày còn chiếm tỷ lệ khá cao (27,2% đối với báo cáo nghiêm trọng gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng, 29,2% đối với báo cáo nghiêm trọng không thuộc loại tử vong hoặc đe dọa tính mạng, 53,6% đối với báo cáo không nghiêm trọng).

Bảng 3.4. Thời gian từ khi ĐVKDT nhận được thông tin về ADR đến khi Trung tâm DI & ADR nhận được BC

Thời gian BC NT TV/ĐDTM BC NT KTV/ĐDTM BC không NT

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Ngày 0 - Ngày 10 47 18,8 179 21,01 20 7,66 Ngày 11 - Ngày 20 54 21,6 240 28,17 33 12,64 Ngày 21 - Ngày 30 7 2,8 38 4,46 15 5,75 Ngày 31 - Ngày 90 17 6,8 119 13,97 38 14,56 Trên ngày 90 57 22,8 27 3,17 15 5,75 Không rõ 68 27,2 249 29,23 140 53,64 Tổng số 250 852 261

3.4. Đặc điểm của báo cáo

3.4.1. Tỷ lệ ADR được báo cáo trùng lặp giữa ĐVKDT và CSKCB

Tỷ lệ trùng lặp giữa báo cáo ADR gửi bởi ĐVKDT và CSKCB trong giai đoạn 2014-2015 được trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ trùng lặp báo cáo

2014 (n=640) 2015 (n=723)

Số lượng 12 23

Tỷ lệ % 1,9 3,2

Kết quả khảo sát cho thấy, trong giai đoạn 2014-2015, tỷ lệ trùng lặp giữa báo cáo gửi từ ĐVKDT và CSKCB rất thấp (chỉ chiếm từ 1,9-3,2% trên tổng số báo cáo gửi từ các ĐVKDT).

Khảo sát SLBC gửi từ mỗi ĐVKDT, kết quả được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Số lượng báo cáo ADR gửi từ mỗi ĐVKDT

STT Tên đơn vị kinh doanh 2014 2015 Tổng Tỷ lệ (%)

1 Hoffmann La Roche Ltd 175 218 393 28,83

2 Novartis Pharma Services AG 89 100 189 13,87

3 Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd 93 168 261 19,15 4 Baxter Healthcare (Asia) Pte Ltd 119 37 156 11,45

5 Janssen - Cilag Ltd 35 38 73 5,36

6 Sanofi - Aventis Việt Nam 35 23 58 4,26

7 GlaxoSmithKline Pte Ltd 19 20 39 2,86

8 Bayer (South East Asia) Pte Ltd 12 11 23 1,69

9 Boehringer Ingelheim Int. GmbH 6 24 30 2,20

10 AstraZeneca Singapore Pte Ltd 5 20 25 1,83

11 ĐVKD khác 52 64 116 8,51

Kết quả khảo sát cho thấy, 10 đơn vị báo cáo ADR nhiều nhất (chiếm 91,5% số báo cáo) là các công ty đa quốc gia có văn phòng đại diện hoặc cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Hoffmann La Roche Ltd (28,8%), Novartis Pharma Services AG (13,9%) và Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd (19,2%) là các công ty gửi báo cáo nhiều nhất trong giai đoạn 2014-2015. Nhìn chung, số báo cáo của các công ty này đều tăng trong năm 2015.

3.4.3. Cơ cấu phân loại báo cáo

3.4.3.1. Phân loại báo cáo mức độ nghiêm trọng

Mức độ nghiêm trọng báo cáo ADR được thể hiện ở hình 3.3.

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 1363 báo cáo được gửi bởi ĐVKDT đến Trung tâm DI & ADR Quốc gia giai đoạn 2014-2015, có tới 1102 (80,1%) số báo cáo là báo cáo nghiêm trọng. Trong đó có 250 báo cáo nghiêm trọng tử vong hoặc đe dọa tính mạng (chiếm 18,3% trên tổng số) và 852 (62,5%) báo cáo nghiêm trọng không thuộc loại tử vong hoặc đe dọa tính mạng. Số lượng báo cáo không nghiêm trọng chiếm tỷ lệ thấp (19,2% tương đương với 261 báo cáo).

19,15% 18,34%

BC NT TV/ĐDTM BC NT KTV/ĐDTM

62,51% BC không NT

Hình 3.3. Phân loại báo cáo ADR theo mức độ nghiêm trọng

3.4.3.2. Các thuốc được báo cáo nhiều nhất

Phân loại theo nhóm thuốc (ATC bậc 1)

Danh mục các nhóm thuốc nghi ngờ gây ADR (phân loại theo mã ATC bậc 1) được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Phân loại thuốc theo nhóm dược lý

STT Mã phân Nhóm thuốc Số Tỷ lệ (%)

loại ATC lượng n=1363

1 L Thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch 559 41,01

2 B Máu và cơ quan tạo máu 231 16,95

3 J Kháng khuẩn dùng toàn thân 152 11,15

4 C Hệ tim mạch 108 7,92

5 M Hệ cơ - xương 93 6,82

6 A Đường tiêu hóa và chuyển hóa 76 5,58

7 G Hệ sinh dục tiết niệu và các hormon sinh dục 39 2,86

8 N Hệ thần kinh 29 2,13

9 V Các thuốc khác 21 1,54

10 R Hệ hô hấp 16 1,17

11 D Da liễu 10 0,73

12 H Các chế phẩm hormon dùng đường toàn 9 0,66

thân, trừ hormon sinh dục và insulin

13 S Cơ quan cảm thụ 8 0,59

14 P Thuốc kháng kí sinh trùng và côn trùng 1 0,07

Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm thuốc chống ung thư và điều hòa miễn dịch (L) là nhóm thuốc được các ĐVKDT báo cáo nhiều nhất (41,0%), tiếp theo là nhóm thuốc tác dụng trên máu và cơ quan tạo máu (B) (17,0%), nhóm thuốc kháng khuẩn dùng toàn thân (J) (11,2%). Nhóm thuốc ít được báo cáo là nhóm thuốc chế phẩm phẩm hormon dùng đường toàn thân, trừ hormon sinh dục và insulin (H) (0,7%), nhóm thuốc tác dụng lên cơ quan cảm thụ (S) (0,6%), nhóm thuốc kháng kí sinh trùng và côn trùng (P) (0,1%).

Phân loại theo họ dược lý (ATC bậc 3)

Danh mục các họ dược lý được báo cáo nhiều nhất (phân loại theo mã ATC bậc 3) được trình bày trong bảng 3.8.

Bảng 3.8. Các họ dược lý được báo cáo nhiều nhất

STT Mã phân Họ dược lý Số Tỷ lệ (%)

loại ATC lượng n=1363

1 L01X Các hóa chất chống ung thư khác 356 26,12

2 B05B Dịch truyền tĩnh mạch 154 11,30

3 M05B Thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa muối 84 6,16 khoáng

4 L03A Các cytokin và các chất điều hòa miễn dịch 77 5,65

5 L04A Tác nhân ức chế miễn dịch 73 5,36

6 C09C Các chất đối kháng angiotensin II, đơn chất 62 4,55

7 A10B Thuốc uống giảm glucose máu 49 3,60

8 B03X Các thuốc chống thiếu máu khác 37 2,71

9 B01A Thuốc chống huyết khối 36 2,64

10 C09D Thuốc lợi tiểu, đối kháng angiotensin II 33 2,42

Kết quả khảo sát cho thấy, các họ dược lý được báo cáo nhiều nhất là hóa chất chống ung thư khác (L01X) (26,1%), dịch truyền tĩnh mạch (B05B) (11,3%) và thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa muối khoáng (M05B) (6,2%).

Phân loại theo hoạt chất cụ thể

Các thuốc nghi ngờ gây ADR nhiều được các ĐVKDT báo cáo đến Trung tâm DI & ADR Quốc gia trình bày trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Các thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất

STT Hoạt chất Số Tỷ lệ (%)

lượng n=1363

1 Calci clorid/glucose/magnesi clorid/sodium 152 11,15 clorid/sodium lactat (dung dịch thẩm phân màng bụng)

2 Imatinib 134 9,83 3 Bevacizumab 78 5,72 4 Peginterferon alpha 2a 68 4,99 5 Rituximab 55 4,04 6 Losartan 46 3,37 7 Erlotinib hydroclorid 44 3,23 8 Alendronat/cholecalciferol 42 3,08 9 Tocilizumab 38 2,79 10 Acid zoledronic 35 2,57

Calci clorid/glucose/magnesi clorid/sodium clorid/sodium lactat và imatinib là 2 thuốc có tần suất gặp ADR cao nhất, lần lượt xuất hiện trong 11,2% và 9,9% tổng số báo cáo. Ngoài ra, 4/10 thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất là các thuốc chống ung thư như: imatinib (9,9%), bevacizumab (5,7%), rituximab (4,0%), erlotinib hydroclorid (3,2%).

3.4.3.3. Các ADR được báo cáo nhiều nhất

Các ADR (phân loại theo tổ chức cơ thể chịu tổn thương dựa vào mã SOC tương ứng) báo cáo nhiều nhất được trình bày trong bảng 3.10.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung không có sự chênh lệch lớn về số lượng báo cáo giữa các nhóm ADR ngoại trừ tỷ lệ báo cáo các rối loạn toàn thân

Một phần của tài liệu KLTN 2016 Tran Viet Long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w