Phân tích tình hình công nợ và khả năngthanhtoáncủa công ty:

Một phần của tài liệu KT01037_NguyenThiQuynh4C_LV (Trang 49 - 52)

ty:

Tình hình công nợ của DN là một trong những nội dung cơ bản mà các nhà quản trị quan tâm, các khoản công nợ ít, không kéo dài sẽ tác động tích cực đến tình hình tài chính, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh phát triển. Các khoản công nợ tồn đọng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến uy tín của DN và làm cho hoạt động kinh doanh kém phát triển. Tình hình công nợ chịu sự tác động của khả năng thanh toán, do vậy DN thường xuyên phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán trong mối quan hệ mật thiết để đánh giá chính xác tình hình tài chính của DN với thực trạng như thế nào.

Khả năng thanh toán của DN là một nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn cho DN. Các quyết định cho DN vay bao nhiêu tiền, thời hạn bao nhiêu, có nên bán hàng chịu cho DN không… Tất cả các quyết định đó đều dựa vào thông tin về khả năng thanh toán của DN. Khả năng thanh toán của DN vừa phải khi đó sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản công nợ, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí, khả năng thanh

toán của DN quá cao có thể dẫn tới tiền mặt, hàng dự trữ quá nhiều, khi đó hiệu quả sử dụng vốn thấp. Khả năng thanh toán quá thấp kéo dài có thể dẫn tới DN bị giải thể hoặc phá sản. Do vậy, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN là một nội dung cơ bản nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh, góp phần bảo đảm an toàn và phát triển vốn.

Để phân tích khả năng thanh toán của DN, một số các chỉ tiêu sau được sử dụng để phân tích:

- Hệ số khả năng thanh toán chung.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: chỉ tiêu này cho biết với giá trị còn lại của TS ngắn hạn DN có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không. Về mặt lý thuyết, khi trị số của chỉ tiêu “ Hệ số của khả năng thanh toán nhanh: ≥ 1, DN đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại khi trị số của chỉ tiêu nhỏ hơn 1, DN không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng = Tổng TS ngắn hạn – Hàng tồn kho

thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn

Nguồn: [ 6, tr.219]

(1.10)

- Hệ số nợ so với tổng TS: phản ánh khả năng thanh toán của DN, chỉ tiêu này cho biết DN có 1 đồng TS thì bao nhiêu đồng được đầu tư từ các khoản công nợ, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tính chủ động trong hoạt động kinh doanh càng cao và ngược lại.

Hệ số nợ so với tổng TS = Tổng nợ phải trả

(1.11) Tổng TS

Nguồn: [ 11, tr.211]

của doanh nghiệp trong việc hình thành các tài sản, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tở các tài sản của doanh nghiệp hầu như đầu tư từ vốn chủ sở hữu, tính chủ động càng cao trong các quyết định kinh doanh.

Hệ số nợ so Tổng nợ phải trả

= (1.12)

VCSH VCSH

Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị thuần của TS ngắn hạn hiện có DN có đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này cao là tốt.

Hệ số khả năng = Dòng tiền thuần từ HĐSXKD (1.13)

thanh toán nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Nguồn: [ 11, tr.224]

Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Hệ số thanh toán nợ dài hạn khái quát: chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản công nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của TS cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này cao là tốt, góp phần ổn định tình hình tài chính.

Hệ số thanh toán nợ dài = Tổng giá trị thuần của TSDH (1.14)

hạn khái quát Tổng nợ dài hạn

Nguồn: [ 11, tr.230]

Hệ số nợ dài hạn so với tổng nợ phải trả: chỉ tiêu này cao chứng tỏ nhu cầu thanh toán ngay thấp.

Hệ số thanh toán nợ dài = Tổng nợ dài hạn (1.15)

hạn so với nợ phải trả Tổng nợ phải trả

Nguồn: [ 11, tr.229]

thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt, và khi đó doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán phí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ tiền vay đã sử dụng có hiệu quả. Khi tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư cao hơn lãi suất vay ngân hàng thì daonh nghiệp có thể tiếp tục vay thêm tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hệ số thanh toán Lợi nhuận sau thuế TNDN và chi phí lãi vay-Lãi cổ

lãi tiền vay dài = phần (1.16)

hạn Chi phí lãi vay

Nguồn: [ 11, tr.231]

Một phần của tài liệu KT01037_NguyenThiQuynh4C_LV (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w