Singapore là một trong những nước đi đầu về quản lý và phát triển dịch vụ logistics trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Với lợi thế nằm ở vị trí chiến lược trên tuyến đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, Singapore đã phát triển thành cảng trung chuyển lớn nhất trong khu vực. Nhờ đó, Singapore đã trở thành đầu mối quan trọng trong hoạt động dịch vụ logistics trên phạm vi toàn thế giới. Tất cả các văn phòng, trụ sở của các công ty dịch vụ logistics hàng đầu thế giới như Schenker, Keppel Logistics, APL Logistics, Mearsk Logistics, Excel Logistics, UPS Logistics… đều có mặt ở đây. Đặc trưng về QLNN dịch vụ logistics của Singapore chính là chính sách cảng mở và đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối vùng (logistics centre). [53]
TS. Aloysius - Chuyên gia tư vấn cao cấp về dịch vụ logistics của Singapore cho biết, để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ logistics và cảng biển phải hội đủ 3 yếu tố: Cam kết từ Chính phủ và khu vực tư nhân; năng lực hạ tầng phải có các trung tâm về cảng biển, hóa dầu, cung ứng và các kho lạnh; nguồn nhân lực phải có sự kết hợp giữa Chính phủ và doanh nghiệp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng mang đến sự thành công cho lĩnh vực dịch vụ logistics của Singapore là vai trò Chính phủ. Chính phủ Singapore nhận thức rất rõ vai trò của dịch vụ logistics với sự phát triển của quốc đảo này, cũng như nhận thức đầy đủ thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa đối với hệ thống dịch vụ logistics quốc gia. Từ nhận thức đó, Chính phủ Singapore đặt mục tiêu phát triển Singapore trở thành trung tâm dịch vụ logistics tích hợp hàng đầu thế giới với năng lực vận tải hàng hải, hàng không và đường bộ vượt trội. Trong đó chú trọng 3 giải pháp: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho vận tải, dịch vụ logistics như ưu đãi thuế cho các công ty tàu biển quốc tế; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics và phát triển kinh doanh cho các công ty
Singapore thông qua Quỹ Hàng hải; khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu, khuyến khích các công ty đa quốc gia, các nhà dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại nước mình bên cạnh việc đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầngcho dịch vụ logistics quan trọng, có quy mô lớn, hiện đại… Chính vì vậy, hiện nay dịch vụ logistics đóng góp khoảng 8% GDP Singapore.
Singapore có trên 30.000 DN trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ logistics, mà chủ yếu họ đóng vai trò như là cung cấp bên thứ 3, thứ 4. Ngành dịch vụ logistics cũng đóng góp hàng năm vào GDP khoảng 8%, sử dụng khoảng 92.000 lao động. Theo Bảng xếp hạng hiệu quả hoạt động dịch vụ logistics năm 2012 (Logistics Performance Index - LPI), Singapore đứng vị trí thứ nhất trong số 150 quốc gia được khảo sát, trở thành trung tâm dịch vụ logistics số một thế giới. (Xem mục lục 5)
Điểm mạnh của Singapore là chuỗi cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả cao kết hợp với chi phí rất cạnh tranh. Cảng biển và cảng hàng không của nước này được kết nối hiệu quả với các cụm cảng trên thế giới.
Chính phủ Singapore đã sớm đưa ra quyết sách là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hầu hết các khâu của dịch vụ logistics nhất là dịch vụ logistics cảng biển. Năm 2001, Singapore đã đầu tư 11,6 tỷ USD cho khuôn khổ kế hoạch hành động công nghệ thông tin. Việc đẩy mạnh ứng dụng thông tin vào trong hoạt động dịch vụ logistics và phát triển kinh doanh E-Logistics là bước ngoặt quan trọng đối với nền kinh tế của Singapore, giúp cho các công ty có thể giao sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ gia tăng. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn giúp tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu chi phí kiểm kê sổ sách, giấy tờ, giảm thiểu tổn thất trong quá trình lưu kho và thời gian lưu kho. Hiện nay, thời gian khai báo hải quan của Singapore là ngắn nhất trong khu vực Châu Á, giúp giảm thiểu thời gian hàng hoá phải nằm tại Singapore chờ xếp lên tàu chuyển tải. Điều này lại càng có ý nghĩa đối với hàng lẻ. Do đó, thời gian chuyển tải của hàng lẻ qua Singapore đã
được rút ngắn, tiến tới gần bằng thời gian chuyển tải của hàng nguyên container.
Bảng 1.3: Bảng tỉ lệ các hoạt động dịch vụ logistics ở Singapore Xếp hạng Các hoạt động dịch vụ logistics Tỷ lệ (%)
1 Hoạt động gom hang 55,6
2 Đáp ứng đơn hàng 40,8
3 Chọn hãng vận chuyển 40,8
4 Thanh toán cước 39,5
5 Đàm phán cước vận chuyển 26,3
6 Quản lý phương tiện vận chuyển 22,4
7 Quản lý sản phẩm trả lại 19,7
8 Hệ thống thông tin logistics 14,5
9 Quản lý linh kiện 11,8
10 Cung cấp hàng tồn kho 10,5
11 Xử lý đơn hàng 9,2
12 Lắp ráp trong sản xuất 6,6
Nguồn: Trade Logistics in the Global Economy - World Bank 2012
Năm 2004, Singapore đổi mới QLNN dịch vụ logistics bằng cách đề ra chính sách “một cửa” nhằm đơn giản hoá trong việc tiến hành các thủ tục hành chính liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan và trung chuyển. Chính sách này giúp cho hoạt động logistics cảng biển tiết kiệm được thời gian và chi phí trong khi hàng nằm tại cảng chờ thông quan, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thêm vào đó, việc ứng dụng Portnet - mạng lưới cổng - đã giúp ngành dịch vụ logistics của Singapore quản lý thông tin tốt hơn, đảm bảo thông tin thông suốt hơn từ các hãng tàu, các nhà vận tải đến các nhà giao nhận hàng hoá và các cơ quan chính phủ. Portnet sử dụng công nghệ thông tin để đơn giản, đồng bộ hoá và thực hiện tương tác giữa các quy trình phức tạp như vận chuyển và theo dõi hàng. Portnet cũng khiến cho việc chuyển giao thông tin hiệu quả hơn. Theo đó, các đối tác nước ngoài có thể lên kế hoạch cho hàng ở Singapore và thông tin sau đó sẽ lập tức được chuyển tới tất
cả các bên liên quan. Chính ứng dụng này đã góp phần khiến cho Singapore trở thành cảng nhộn nhịp nhất thế giới.
Sở dĩ các công ty mong muốn thuê dịch vụ logistics vì họ cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ logistics có thể giúp họ giảm được chi phí đồng thời nâng cao được sự hài lòng của khách hàng. Bảng 1.4 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê dịch vụ của các công ty Singapore.
Bảng 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê dịch vụ logistics
Xếp hạng Các yếu tố Tỷ lệ (%)
1 Giảm chi phí 52,6
2 Nâng cao sự hài lòng của khách hàng 43,3 3 Tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính 36,5
4 Linh hoạt 34,2
5 Cải tiến năng suất 31,6
6 Tinh thần làm việc của nhân viên 17,1 7 Tiếp cận được công nghệ mới và chuyên gia 14,7
Nguồn: Trade Logistics in the Global Economy - World Bank 2012
Để có được thành công ngày hôm nay, Singapore đã có những đổi mới hoạt động quản lý nhà nước rất tích cực, trong đó, phải kể đến những quyết sách nhằm thu hút các công ty logistics cũng như các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài như: Chương trình đẩy mạnh logistics - Logistics Enhancement and Applications Program (LEAP) trên cơ sở hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp (bao gồm công ty logistics, hiệp hội công nghiệp, viện nghiên cứu và các nhà cung cấp giải pháp phần mềm); Kế hoạch xây dựng nhà kho “Zero-GST” nhằm thúc đẩy hoạt động kho bãi trong chuỗi logistics…
Trong sự đổi mới quản lý của ngành dịch vụ logistics ở Singapore, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của Hiệp hội logistics Singapore (SLA - Singapore Logistics Association). Cùng với nhiệm vụ hỗ trợ và phát triển hoạt động dịch vụ logistics, SLA cũng đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện nhằm phát triển đội ngũ lao động chuyên nghiệp và hùng hậu trong lĩnh vực dịch
vụ logistics, và đây cũng là một trong những mục tiêu chính có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ logistics ở Singapore.
Mới đây, Singapore đã đưa ra chiến lược phát triển mới nhằm nâng cao lĩnh vực dịch vụ logistics nhà nước. Ban Phát triển Kinh tế của chính phủ Singapore (EDB) sẽ triển khai sáng kiến chung với các doanh nghiệp địa phương để nâng cao vai trò dịch vụ logistics của nhà nước. Chính phủ sẽ giành 1,1 tỷ Đô-la Singapore (tương đương với 815 triệu USD) mỗi năm trong vòng 5 năm tới (2010-2015), dưới các hình thức ưu đãi thuế, trợ cấp và đào tạo để tăng năng suất cho ngành dịch vụ logistics. Theo thông báo của Ngân hàng Thế giới 2010, Singapore là một trong những trung tâm dịch vụ logistics hàng đầu trên thế giới. Sự kết nối tuyệt vời của cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh tốt đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp hàng đầu về dịch vụ logistics trên thế giới đến Singapore.
Tóm lại, để trở thành trung tâm dịch vụ logistics hàng đầu trong khu vực cũng như khẳng định được vị trí trên thế giới như ngày hôm nay, Singapore đã tận dụng tốt vị thế của mình và có những chính sách, chiến lược đầu tư đổi mới quản lý dịch vụ logistics đúng đắn, hiệu quả.