Chủ thể có trách nhiệm bảo đảm thực hiện nguyêntắc suy đoán vô tộ

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 63)

tội trong pháp luật tố tụng hình sự

Để bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc suy đoán vô tội, đòi hỏi cơ quan, người tiến hành tố tụng phải bảo đảm quyền được suy đoán vô tội, đối với người bị

buộc tội thông qua việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ tố tụng của mình theo trình tự, thủ tục mà pháp luật tố tụng hình sự quy định, đồng thời, phải bảo đảm để người bị buộc tội thực hiện quyền suy đoán vô tội. Như vậy, chủ thể và tầm quan trọng của bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự được xác định là:

Thứ nhất, chủ thể có trách nhiệm bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô

tội là các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, mà trực tiếp bảo đảm là người có thẩm quyền thực hiện đúng qui định của pháp luật trong suốt quá trình tố tụng.

Về nguyên tắc, hành vi của người bị buộc tội chưa được chứng minh và được quyết định bởi bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền thì người bị buộc tội vẫn có quyền được suy đoán vô tội. Các cơ quan, người tiến hành tố tụng, một số cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng và cả những chủ thể khác như cơ quan, tổ chức, báo chí, truyền thông... có trách nhiệm phải tôn trọng quyền được suy đoán vô tội của người bị buộc tội. Hay nói cách khác là, mọi hình thức thể hiện sự quy kết có tội đối với người bị buộc tội của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào trước khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền đều vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội.

Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội đã xác định rõ, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định phải bảo đảm xác định và xem xét các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, làm rõ các căn cứ xác định có tội và những căn cứ xác định vô tội, các tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Yêu cầu về chứng minh tội và lỗi của người bị buộc tội cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm chứng minh. Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội. Điều này có nghĩa rằng, cơ quan có thẩm quyền, mà cụ thể là người có thẩm quyền trực tiếp trong các giai đoạn tố tụng, không được bắt buộc người bị buộc tội phải chứng minh là mình vô tội dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, ở đây cũng cần chú ý, nguyên tắc này đặt ra trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan buộc tội mà cụ thể là người có thẩm quyền; song pháp luật cũng nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình và các

hình thức trái pháp luật khác trong quá trình thu thập chứng cứ và thực hiện các hoạt động tố tụng khác. Lời nhận tội của người bị buộc tội chỉ có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án; không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội.

Việc điều tra, truy tố và xét xử một người phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nội dung này nhấn mạnh yêu cầu về mặt thủ tục pháp lý, là dấu hiệu quan trọng nhất của chế độ pháp quyền, theo đó, thủ tục công khai, minh bạch là đòi hỏi số một cho việc bảo vệ quyền con người chống lại sự truy bức tùy tiện. Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hợp quốc cũng đã khẳng định: “Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định [53, K.1,Đ.9]”. Theo tinh thần đó, tại nhiều điều luật cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự đã nhấn mạnh các yêu cầu nghiêm ngặt về trình tự, thủ tục, coi đó cũng là một nguyên tắc của tố tụng hình sự: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định”; chứng cứ mà không thu thập theo trình tự pháp luật qui định, không chứa đựng tính khách quan, thì có thể bị vô hiệu, không có giá trị chứng minh hành vi phạm tội của nghi can và hồ sơ phải được trả lại để điều tra bổ sung, bản án bị hủy để điều tra lại hoặc xét xử lại khi xét xử phúc thẩm hoặc nếu phát hiện có vi phạm thủ tục tố tụng, tùy thuộc vào việc xuất hiện chứng cứ mới thì có thể xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm.

Bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định trong một chương riêng về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Các biện pháp đó bao gồm: Ghi âm bí mật, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Trong những trường hợp đó, Bộ luật đã xác định chặt chẽ nhưng đảm bảo cho việc giữ bí mật nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp công nhận, bảo đảm và bảo vệ [49, Đ.21]. Theo đúng yêu cầu: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” [49, Đ.14].

Thứ hai, chủ thể được bảo đảm về quyền suy đoán vô tội

Nội dung này thể hiện ở việc xác định ai là người có quyền được suy đoán vô tội. Về vấn đề này có quan điểm cho rằng căn cứ Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” thì đối tượng có quyền được suy đoán vô tội có thể là bất kỳ người nào khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực. Điều này cũng phù hợp với ghi nhận quyền được suy đoán vô tội được đảm bảo cho tất cả mọi người trong Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền Pháp năm 1789. Có quan điểm khác cho rằng, để bảo đảm quyền con người thì cần nhận diện sự buộc tội phát sinh từ khi bắt, tạm giữ người bị tình nghi (chưa có quyết định khởi tố bị can) và tồn tại cho đến khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn hình phạt (toàn bộ) hay được đại xá, ân xá. Vì vậy, phạm vi đối tượng có quyền được suy đoán vô tội bao gồm không chỉ người bị tình nghi, bị can, bị cáo mà cả những người bị kết án nhưng chưa chấp hành xong hình phạt. Cũng có quan điểm cho rằng, quá trình tố tụng hình sự được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố bị can, nên đối tượng có quyền được suy đoán vô tội chỉ bao gồm bị can, bị cáo và họ có quyền này từ thời điểm có quyết định khởi tố bị can cho đến khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận việc buộc tội có thể có cả ở giai đoạn trước tố tụng (tiền tố tụng) đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, vì vậy, quan niệm hợp lý là đối tượng có quyền được suy đoán vô tội là “người bị buộc tội” bao gồm người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử (kể cả trong trường hợp xem xét lại bản án có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm).

Quy định về “người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” nói lên rằng, người bị buộc tội luôn luôn được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa như Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự đã xác định và thực hiện quyền đó bằng mọi biện pháp hợp pháp, trong đó có việc đưa ra chứng cứ chứng minh sự vô tội của mình. Quyền chứng minh của người bị buộc tội thể hiện tính công bằng và minh bạch của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm và bảo vệ công lý. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, những người tham

gia tố tụng như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều có quyền đưa ra chứng cứ mà không chỉ là đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu. Đồng thời, những người này cũng có quyền trình bày ý kiến của mình về chứng cứ do các chủ thể tố tụng khác đưa ra, yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng cứ đó. Người bào chữa ngoài các quyền kể trên còn có quyền thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản (khoản 1 Điều 73).

Người bị buộc tội cũng có quyền không trả lời các câu hỏi của cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng mà nhiều người còn gọi ngắn gọn là “quyền im lặng” của người bị buộc tội. Nội dung này bắt nguồn từ quyền không buộc phải chứng minh của bị can, bị cáo và trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan và người buộc tội, nhằm bảo đảm tự do và an toàn cá nhân cho người bị buộc tội trong quá trình tố tụng hình sự, phù hợp với khoản 3 Điều 14 Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hợp quốc: “Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu như được thông báo không chậm trễ và chi tiết, bằng một ngôn ngữ mà người đó hiểu được về bản chất và lý do buộc tội mình, không bị buộc đưa ra lời khai chống lại mình, không bị buộc phải nhận là mình có tội”. Quy định này nhằm ngăn cấm bất kỳ hình thức cưỡng bức nhận tội nào dù trực tiếp về thể xác hay tinh thần và dù là trước hay sau khi xét xử, có thể xử dụng để ép buộc người bị tình nghi, bị can, bị cáo phải chứng minh chống lại chính mình hay phải thú nhận. Ngoài ra, sự im lặng của bị cáo cũng không thể được sử dụng làm chứng cứ để chứng minh sự có tội và không thể rút ra được những hậu quả bất lợi từ việc áp dụng quyền giữ im lặng của bị cáo. Nói cách khác, không vì bị can, bị cáo im lặng hay rộng hơn họ không đưa ra chứng cứ cũng có nghĩa là họ bị coi là có tội đúng như Điều 67 Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế đã quy định về quyền của bị cáo: “Không bị buộc phải khai hoặc nhận tội và được giữ im lặng mà sự im lặng đó không bị coi là có tội hay vô tội”.

Quyền được im lặng của bị can, bị cáo cũng được Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định tại Điều 47, theo đó, bị can có quyền “phản đối việc buộc tội đưa ra những lời khai liên quan đến việc buộc tội của họ hoặc từ chối đưa ra những lời khai”. Chính vì vậy, một khi đã thừa nhận suy đoán vô tội với một trong những nội dung quan trọng của nó là khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc về bên buộc tội, thì không thể không ghi nhận quyền được im lặng của người bị buộc tội và quyền không phải đưa ra chứng cứ chống lại chính mình của họ. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong quá trình tiến hành các biện pháp điều tra như bắt, tạm giữ, tạm giam, nội dung về quyền của người bị buộc tội không khai báo chống lại mình đã được coi là một trong những thủ tục tố tụng bắt buộc. Bộ luật Tố tụng hình sự của Việt Nam cũng đã thể hiện rất rõ quyền im lặng bằng quy định: “Người bị giữ, người bị bắt được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” [52, Đ.58].

Người bị buộc tội được suy đoán vô tội trong các giai đoạn của tố tụng hình sự. Về vấn đề này cũng có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, căn cứ vào đối tượng có quyền được suy đoán vô tội thì phạm vi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội được áp dụng đối với tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự và trong một số trường hợp được áp dụng cả đối với giai đoạn tiền tố tụng (trong trường hợp bắt giữ người bị tình nghi) và khi bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị để xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, bởi một số lý do sau đây:

Một là, quá trình tố tụng hình sự được chia thành các giai đoạn khởi tố, điều

tra, truy tố, xét xử và thi hành án, nên khi một người bị khởi tố với tư cách là bị can, bị tòa án quyết định đưa ra xét xử với tư cách là bị cáo cũng có nghĩa là họ chính thức bị buộc tội. Vì vậy, từ thời điểm này và trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cho đến khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, họ luôn có quyền được suy đoán vô tội. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình tiến hành các giai đoạn của tố tụng hình sự, thực hiện triệt để các quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội và bảo đảm để người bị buộc tội thực hiện quyền được suy đoán vô tội.

Hai là, trường hợp người bị tình nghi bị bắt, tạm giữ, mặc dù chưa văn bản

một số quyền khác thì ở chừng mực nhất định cũng thể hiện có sự buộc tội. Do đó, người bị tình nghi cũng là người bị buộc tội, có quyền được suy đoán vô tội và các cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng, bảo đảm quyền này trong suốt quá trình tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 cũng có những sửa đổi, bổ sung các quy định về các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nhằm thể hiện và đảm bảo tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội ở khía cạnh đối xử với người bị buộc tội chưa bị coi là có tội như: Quy định chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, tăng cường các giải pháp nhằm chống bức cung, nhục hình tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng hình sự. Đặc biệt Luật thi hành tạm giữ, tạm giam đã được ban hành, trong đó có thể hiện nguyên tắc suy đoán vô tội thể hiện ở chế độ đối xử với người tạm giữ, tạm giam với tư cách là những người chưa bị coi là có tội.

Ba là, khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án chính thức

bị coi là có tội. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, thì mặc dù bản

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)