Thực trạng quy định về bảo đảm thực hiện nguyêntắc suy đoán vô tộ

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 98)

tội trong pháp luật tố tụng Việt Nam hiện nay

3.1.1. Khái quát quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Ở Việt Nam, trước khi có Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, việc quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện qua nhiều dấu mốc lập pháp quan trọng như Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992 và 2000), Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Mặc dù nguyên tắc này tuy chưa được quy định chính thức trong Bộ luật tố tụng hình sự, nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội tuy chưa được ghi chưa đầy đủ và chưa ghi nhận thành điều luật chính thức, nhưng một phần của nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội cũng đã được gi nhận tại Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đồng thời với một phần nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội còn được ghi nhận ở một số văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể là:

Thông tư số 2252/HCTP ngày 29/10/1953 của Bộ Tư pháp đã hướng dẫn: “Không nên có định kiến rằng, hễ người bị truy tố là nhất định có tội mà đối xử như người có tội; bị can trước khi tuyên án được coi như vô tội để toà án có thái độ hoàn toàn khách quan”;

Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Toà án nhân dân tối cao đã đưa ra hướng dẫn có tính nguyên tắc trong hoạt động xét xử của toà án như sau: “Việc xét hỏi tại phiên toà nhằm trực tiếp và công khai thẩm tra lại các chứng cứ của vụ án. Do đó, Hội đồng xét xử phải xét hỏi một cách đầy đủ, khách quan, cần tránh tư tưởng quá tin vào hồ sơ mà coi nhẹ tác dụng của việc xét hỏi tại phiên toà, hoặc cho rằng xét hỏi chỉ nhằm buộc tội bị can phải nhận những lời mà họ đã khai ở cơ quan điều tra”.

Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 cũng quy định nội dung của suy đoán vô tội tại Điều 72 như sau: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” [49, Đ.72].

Tinh thần của bảo đảm quyền suy đoán vô tội theo quy định hiến định ở trên được thể hiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” [51, Đ.9] và “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” [51, Đ.10].

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận đầy đủ nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội, theo đó: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…” [49, Đ.31].

Tiếp đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã chính thức quy định suy đoán vô tội là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự, theo đó: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” [52, Đ.13]. Quy định này đã có bước hoàn thiện hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội, trong đó, nhấn mạnh nội dung khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội, thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Để có những bảo đảm pháp lý nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc vô tội, Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định cụ thể về các nguyên tắc cơ bản có liên quan đến nguyên tắc này như: nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm; bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật… quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng; các trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Đặc biệt, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ngoài chính thức ghi nhận một phần của suy đoán vô tội tội thành một điều luật và nội dung điều luật đã hàm chứa đầy đủ mang tính định hướng xuyên suốt trong các giai đoạn tố tụng khi giải quyết vụ án hình sự, ngoài một phần của suy đoán vô tội thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định các nguyên tắc khác nhằm đảm bảo cho nguyên tắc suy đoán vô tội được thực hiện đối với người bị buộc tội, các nguyên tắc khác gồm: Nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong tố tụng hình sự, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân; Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; Nguyên tắc quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án; Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội…; Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm, Nguyên tắc không ai bị kêt tội hai lần vì một tội phạm…. theo đó, khẳng định sự bình đẳng của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng đều phải nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và khẳng định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người được giao có thẩm quyền tiến hành tố tụng, có trách nhiệm để bảo vệ người bị buộc tội theo Nguyên tắc suy đoán vô tội trong suốt quá trình tố tụng thì mới có thể làm rõ sự thật khách quan của vụ án trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự và Tòa án trong việc bảo đảm sự tranh tụng dân chủ, bình đẳng, khách quan tại phiên tòa thì mới có phán quyết một bản án đúng người, đúng tội, đầy sức thuyết phục.

Như vậy, nhìn lại qua quán trình phát triển của nhà nước ta những năm qua cho thấy, luôn có sự đổi mới và tiến bộ phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; tư tưởng cốt lõi của nguyên tắc này đã được thể hiện ngày một được

hoàn thiện hơn như nội dung Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của toà án và trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Cho đến trước Hiến pháp năm 2013, pháp luật Việt Nam quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội chưa cụ thể và chưa bao hàm hết nội dung cơ bản của nguyên tắc suy đoán vô tội. Mặt khác, về mặt hình thức thì cả trong Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự cũng chưa có điều nào có tên gọi “suy đoán vô tội”. Ngay cả cụm từ “suy đoán vô tội” cũng chưa được quy định một cách chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật mà mới chỉ được thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học hoặc các văn bản, các cuộc trao đổi, hội thảo có tính phân tích, bình luận, diễn giải… pháp luật [130]. Tuy không ghi nhận một cách trực tiếp suy đoán vô tội nhưng phải thừa nhận rằng những tinh thần của nguyên tắc này đã được thể hiện trong tố tụng hình sự Việt Nam. Từ việc không ghi nhận đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự dẫn đến trên thực tế tố tụng hình sự được thực hiện theo hướng “suy đoán có tội” tức là “Một người bị coi là có tội cho đến khi được tuyên vô tội”. Với nhận thức như vậy chẳng những tố tụng hình sự không hoàn thành nhiệm vụ phát hiện, xử lý mọi hành vi phạm tội mà còn làm oan người vô tội, xâm phạm đến quyền con người trong tố tụng hình sự [131].

Những khái quát những quy định của pháp luật về nguyên tắc suy đoán vô tội trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cho thấy, có sự nghi nhận sự phát triển không ngừng phát triển trong nhận thức pháp luật tiến bộ, được Hiến Pháp Việt Nam năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận đầy đủ nội dung về nguyên tắc suy đoán vô tội và được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã chính thức quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13. Quy định này hoàn thiện hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, nhằm hạn chế, ngăn chặn những sai phạm từ các cơ quan tiến hành tố tụng và người có thẩm quyền tiến hành tố

Đối với người bị buộc tội, chính vì tầm quan trọng của nguyên tắc này, Việt Nam cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam ra nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982, và đây cũng là yêu cầu bức thiết trong xây dựng hoạt động pháp luật, cũng như hoạt động để bảo đảm thực hiện được nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự. Qua tiến trình phát

triển của xã hội, nhận thức về nguyên tắc suy đoán vô tội của các giai đoạn lập pháp được dần hoàn thiện phù hợp với xu hướng phát triển trong nước và quốc tế nhằm bảo đảm đưa nguyên tắc suy đoán vô tội thực sự được thực hiện nghiêm chỉnh ở các giai đoạn tố tụng. Nguyên tắc suy đoán vô tội đã xác định được địa vị pháp lý, được chính thức nghi nhận trong các văn bản qua các thời kỳ phát triển của đất nước, và chính thức được ghi nhân tại Hiến pháp năm 2013, và được cụ thể hóa tại Điều 13 - Nguyên tắc suy đoán vô tội của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; đồng thời nguyên tắc này được xuyên suốt trong các giai đoạn tiến hành tố tụng và được xác định kể từ khi phát sinh hành vi tố tụng xác định một người bị tình nghi, bị can, bị cáo và kết thúc khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3.1.2. Sự thể hiện các quy định về bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay

3.1.2.1. Quy định về chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

Quá trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình liên tục, trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau như: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Mỗi giai đoạn tố tụng đều có những đặc điểm đặc trưng và thể hiện một hướng nhất định của hoạt động tố tụng. Hoạt động tố tụng ở mỗi giai đoạn lại do một cơ quan nhất định thực hiện chính. Các cơ quan này được gọi là cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án). Khi tiến hành những hoạt động cụ thể trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, các bản án, quyết định của Toà án, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông qua những con người cụ thể, những người đó gọi là người tiến hành tố tụng. Tương ứng với từng cơ quan tiến hành tố tụng thì có người tiến hành tố tụng.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: (i) Cơ quan có thẩm quyền điều tra; (ii) Viện kiểm sát; (iii) Tòa án. Người tiến hành tố tụng gồm: (i) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra; (ii) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên, kiểm tra viên; (iii) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, thẩm phán, hội thẩm, thư ký Tòa án, thẩm tra viên [52, Đ.34]. Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền, đồng thời, có nghĩa vụ áp dụng

mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh trong vụ án hình sự thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan và người tiến hành tố tụng còn có nhiệm vụ tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa tội phạm. Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết [52, Đ.8].

Trong tố tụng hình sự, thì mục tiêu hướng tới của nguyên tắc suy đoán vô tội là nhằm bảo đảm để “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội” [52, Đ.13]. Như vậy, có thể khẳng định, chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự chính là các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn của suốt quá trình tố tụng hình sự.

Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được quy định khá cụ thể: “Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Người vi phạm pháp luật trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật” [52, Đ.17].

3.1.2.2. Quy định về chủ thể được bảo đảm thực hiện quyền được suy đoán vô tội

Quyền được suy đoán vô tội là quyền cơ bản của công dân. Trong tố tụng

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay (Trang 76 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)