Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. (Trang 28 - 33)

Trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, hiện có nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc suy đoán vô tội dưới góc độ hệ thống pháp luật tố tụng hình sự từng quốc gia nhưng hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội cũng như việc bảo đảm thực hiện nguyên tắc này trong tố tụng hình sự Việt Nam. Số lượng các công trình nghiên cứu về nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới không nhiều và có những công trình không nghiên cứu trực tiếp về nguyên tắc này mà nghiên cứu về những vấn đề có liên quan như vấn đề trách nhiệm hình sự hay chứng minh tội phạm. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu điển hình như:

Bài của tác giả Sasbastien Lafrance (2020), “Suy đoán vô tội ở Canada: Tiếp cận so sánh với Việt Nam loại suy đoán gì”, Tài liệu hội thảo online. Theo tác giả,

trên thế giới có nhiều phiên bản khác nhau về suy đoán vô tội. Tác giả xem xét nghĩa quy phạm của khái niệm này ở Việt Nam và Canada. Các vấn đề liên quan đến giải thích, áp dụng pháp luật và việc dịch khái niệm cơ bản này ở cả hai quốc gia coi suy đoán vô tội là một quyền hiến định. Một số tác giả cho rằng, mặc dù, “suy đoán vô tội” được chấp nhận rộng rãi và bắt nguồn mạnh mẽ trong các nền văn hóa pháp lý hiện đại, nhưng tồn tại các phiên bản khác nhau về suy đoán vô tội, do đó, người ta quan tâm đến nó trong luật hình sự ở cả Việt Nam và Canada.Tim Lindsey và Pip Nicholson đã viết vào năm 2008, “trong luật hình sự Việt Nam, không có suy đoán vô tội… chỉ có suy đoán “không có tội” (a pesumption of “not guilty”) theo cách đọc hiểu nghĩa đen của các quy định pháp luật liên quan”. Có phải sự suy đoán “không có tội” này đã được sửa đổi bởi Hiến pháp hiện hành năm 2013 hay chưa? Câu trả lời là chưa. Trong tiếng Việt, khoản 1, Điều 31 của Hiến pháp quy định: “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 không quy định về suy đoán vô tội. Vì thế để thực thi Hiến pháp và bảo đảm sự phù hợp của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 với Hiến pháp, Điều 13 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mới quy định từ ngữ tương tự, nhưng với sự khác biệt nhỏ, sự bổ sung của tiêu đề “suy đoán vô tội”.

Thuật ngữ suy đoán vô tội đã được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “presumption of innocence” trong các tài liệu khoa học hay cụm từ “right to be presumed innocence” trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Điều gì đó dường như đã bị mất đi khi dịch thuật. Như Bùi Tiến Đạt nêu ra, “right to be presumed innocence” cần được dịch là quyền được giả định vô tội, cho sát với khái niệm pháp lý của “presumption of innocence” và như thế tránh bị hiểu lầm và chúng tôi cho rằng nó không nên bao gồm cụm từ không có tội (suy đoán “không có tội”) như hiện nay. Cả Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự không dùng giả định vô tội (presumption of innocence). Thay vào đó, các văn bản này sử dụng suy đoán vô tội cùng với không có tội. Quy tắc yêu cầu tòa án phải “tin chắc” về tội của bị cáo trước khi có thể kết án người nào đó là giống hệt, dựa trên, hoặc ít nhất là có liên quan chặt chẽ đến suy đoán vô tội… Nhưng tôi nghi ngờ rằng có sự tồn tại một mối

quan hệ chặt chẽ giữa suy đoán vô tội và các yêu cầu chứng cứ để kết án. Các bảo đảm về suy đoán vô tội trong các văn kiện pháp lý quốc tế không đề cập đến số lượng bằng chứng cần thiết để kết tội mà chỉ trù tính quãng thời gian của suy đoán vô tội “cho đến khi được chứng minh là có tội theo pháp luật”.

Do đó, chỉ ra sự khác biệt ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt về suy đoán vô tội trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam đi xa hơn là một bài tập ngôn ngữ thuần túy bởi vì, trong thực tiễn, nguyên tắc “không có tội” mang ít trọng lượng. Thật vậy, suy đoán không có tội thường được nhìn nhận đơn giản là yêu cầu các thẩm phán (và những người khác tham gia tố tụng, chẳng hạn như viện kiểm sát hoặc cơ quan điều tra) không đối xử một cách chính thức bị cáo là tội phạm cho đến khi Tòa án quyết định người đó có tội. Những người bị giam giữ hoặc những người bị buộc tội, trên thực tế thường bị đối xử như thể họ đã bị kết tội. Sự tồn tại của thực trạng này cũng có thể được giải thích bởi thực tế là “trong pháp luật Việt Nam, các quy tắc bảo vệ quyền của nghi phạm… không phải lúc nào cũng có hiệu lực vì chúng bị vô hiệu hóa bởi các quy tắc mẫu thuẫn khác hoặc bởi vì cơ quan điều tra, công tố hoặc tòa án không áp dụng chúng. Khi có mâu thuẫn giữa hai văn bản, văn bản có lợi ít hơn với bị cáo được áp dụng trong khi đó hoàn toàn trái ngược ở Canada: nếu một điều khoản hình phạt không rõ ràng, việc giải thích có lợi nhiều hơn cho bị cáo được áp dụng”. Thực tế của văn hóa pháp lý ở Việt Nam được mô tả ở trên cho thấy tầm quan trọng của văn hóa pháp lý khi một nguyên tắc pháp luật được áp dụng.

Bài Suy đoán vô tội trong pháp luật Hoa Kỳ của tác giả Xuân Thảo Nguyễn (2020), Tài liệu Hội thảo chuyên gia online. Bài viết đã chỉ rõ giải thích của tòa án tối cao Hoa Kỳ về suy đoán vô tội và Tiêu chuẩn “sự nghi ngờ hợp lý”. Theo đó, năm 1895, hơn 100 năm sau khi phê duyệt Hiến pháp, Tòa án Tối cao lần đầu tiên xem xét vấn đề liệu có tồn tại sự suy đoán vô tội trong các vụ án hình sự hay không. Tòa án trong vụ Coffin v.United States (1895) đã phân biệt giữa suy đoán vô tội và sự nghi ngờ hợp lý. Tòa án cũng thừa nhận quyền được suy đoán vô tội là một quyền thuộc phạm trù luật nội dung (luật vật chất), “nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc rõ ràng, cơ bản, không thể tranh cãi, và việc thực thi nguyên tắc này là nền tảng hệ thống luật hình sự của chúng ta”. Ngoài ra, từ nguyên tắc suy đoán

vô tội. “Sự phát triển của nguyên tắc suy đoán vô tội và hệ quả của nó, học thuyết sự nghi ngờ hợp lý, càng chứng tỏ tính đúng đắn của các quan điểm trên, và cho thấy sự cần thiết phải thực thi nguyên tắc này để cho học thuyết kia tiếp tục tồn tại”. Vài thập kỷ sau, Tòa án bác bỏ án lệ Coffin v. United States trong vụ In re Winship, 397 U.S.358 (1970). Cụ thể, Tòa án trong vụ In re Winship khẳng định rằng tiêu chuẩn “sự nghi ngờ hợp lý” cụ thể hóa “nguyên tắc suy đoán vô tội”. Điều đó có nghĩa là nguyên tắc suy đoán vô tội được nhập vào tiêu chuẩn chứng minh “không còn sự nghi ngờ hợp lý nào”.

Suy đoán vô tội không còn là một quyền riêng rẽ, thuộc phạm trù luật vật chất, mà là một thủ tục trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của bên công tố, như các học giả đã phân tích. Suy đoán vô tội trở nên đồng nghĩa với nghĩa vụ của bên công tố phải chứng minh một cá nhân phạm tội đến mức không còn sự nghi ngờ hợp lý nào. Các giải thích này đã mất đi ý nghĩa lớn hơn của nó rằng bị cáo được bảo vệ chống lại mọi sự suy diễn hoặc phát hiện về việc họ có tội ở giai đoạn trước phiên tòa xét xử. Sự thay đổi này mở đường cho thẩm phán có thể xem xét về mặt pháp lý đối với việc bị cáo có tội hay không kể cả trước phiên tòa, mặc dù các nguyên tắc về trình tự tố tụng đúng đắn trước đây không cho phép họ làm như vậy.

Bài “Suy đoán vô tội ở Trung Quốc” của tác giả Zhiyuan Guo (2020), tác giả cho rằng suy đoán vô tội không chỉ là nguyên tắc về chứng minh mà trong đó phân bổ trách nhiệm chứng minh trong các vụ án hình sự, mà còn là một nguyên tắc vàng cho quy trình tố tụng hình sự, lá chắn đặc biệt để bảo đảm quyền của bị cáo và bảo đảm tối thiểu cho xét xử công bằng. Do vậy, để bảo đảm thực hiện nguyên tắc này cần thay đổi nhận thức của đội ngũ thực hành pháp luật, đặc biệt là các sỹ quan cảnh sát. Thực hiện những khóa tập huấn thường xuyên và cải cách liên quan đến nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ góp phần dần dần thực thi nguyên tắc này tốt hơn trên thực tế.

Bài viết “A brief on the modes of proving the facts” (Bản tóm tắt về các phương thức chứng minh sự thật) của tác giả Austin Abbott và Allan John Carter (1992), Lawyers Co-operative Pub.Co [103]. Trong bài viết, tác giả đã phân tích các phương thức được sử dụng trong điều tra vụ án hình sự nhằm tìm ra sự thật, trong đó rất đề cao việc thu thập các chứng cứ. Bài viết “The presumption of

innocence in Irish criminal law”(Giả thuyết về sự vô tội trong luật hình sự), của tác giả Claire Hamilton (2007) đăng trên Tạp chí Ailen đặt ra vấn đề trong quá trình giải quyết vụ án, điều tra viên luôn phải đặt ra giả thuyết bị can không phạm tội và phải đi tìm bằng chứng nhằm phủ nhận giả thuyết ấy (tức là chứng minh bị can phạm tội). Chỉ có bằng cách đó mới đảm bảo việc việc suy đoán vô tội đối với bị can [104]. Bài viết "The presumption of innocence is evidence in favor of the accused, introduced by the law in his behalf”(Giả định vô tội là bằng chứng ủng hộ bị cáo, được luật pháp bảo đảm) của tác giả Coffin (1995), tương tự như bài viết trên, tác giả cũng phân tích những bảo đảm của pháp luật về việc dù bị đưa ra xét xử nhưng tại phiên tòa bị cáo phải được suy đoán là không phạm tội [105]. Bài viết

“What is a fair trial?” (Một phiên tòa công bằng là gì) của tác giả Michael. H. Postner (New York, 2000, tr.15) [106]. Bài viết “The burden of proof” (Trách nhiệm chứng minh) của tác giả Scott Turow (1990) đăng trên Tạp chí New York Times [107]. Các bài viết này đều thể hiện vấn đề chứng cứ cũng như chủ thể có trách nhiệm chứng minh vụ án nhằm đảm bảo tính công bằng.

Về sách tham khảo có thể kể đến cuốn “A presumption of innocence: the amazing case of Patrick Meehan” (Một giả định vô tội: trường hợp tuyệt vời của Patrick Meehan) của tác giả Kennedy, Ludovic Henry (1996), Nxb. London, cuốn sách là sự ghi nhận lại diễn biến quá trình giải quyết vụ án đối với nghi phạm Patrick Meehan, nhờ áp dụng triệt để nguyên tắc phải đưa ra giả định vô tội đối với nghi phạm nên cuối cùng Patrick Meehan đã được tuyên trắng án [108]. Cuốn “Legal and Evidence based Practices”(Thực tiễn quy định pháp luật và vấn đề chứng cứ) của tác giả Marie VanNostrand (2007), National Institute of Corrections [109]. Cuốn “A digest of the Law of Evidence” (Một tiêu chuẩn của Luật chứng cứ)

của tác giả James Fitzjames Stephen và George S. Berry (1988), Courtright [110]. Đặc biệt trong cuốn sách chuyên khảo “Suy đoán vô tội và nghĩa vụ trái ngược: một văn bản cân bằng” của tác giả David Hammer tại Trường Đại học tổng hợp Queensland, Australia, 2007 trong dó tác giả cho rằng, suy đoán vô tội thể hiện sự cân bằng giữa quyền và lợi ích của người bị buộc tội và lợi ích xã hội. Hay như sách chuyên khảo “Nghĩa vụ chứng minh” của tác giả Jonathan Yardley, Nxb. Washington Post, 2008. Trong đó đề cập đến nguyên tắc suy đoán vô tội với tư cách

là một trong những nguyên tắc của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan thực thi pháp luật.

Cuốn “Tư pháp hình sự so sánh” của Philip.L.Reichel đã thể hiện nội dung khá đầy đủ về pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của Hoa Kỳ đặt trong sự so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới, trong đó có vấn đề chứng minh cũng như việc áp dụng các nguyên tắc trong việc giải quyết vụ án hình sự [111]. Cuốn “Prosecuting serious Human Right violations(Truy tố các hành vi xâm phạm quyền con người) của tác giả Anja Seibert-Fohr trường Đại học Oxfford, Anh quốc, xuất bản năm 2009 [112]; cuốn “Outline of the U.S Legal System(Khái quát hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ), 2004; cuốn “The Japanese way of justice- Prosecuting crime in Japan(Thủ tục tư pháp của Nhật Bản - Truy tố tội phạm tại Nhật Bản) của tác giả David T. Johnson, 2002 [114]. Cuốn “French Criminal Justice - A Comparative Account of the Investigation and Prosecution of Crime in France(Tư pháp hình sự Pháp – Sự so sánh về điều tra và truy tố tội phạm tại Pháp) của tác giả Jacqueline, 2005. Ngoài ra, có thể kể đến một số tài liệu của Xô viết cũ như cuốn “Chân lý khách quan và một số vấn đề về đánh giá chứng cứ khi xét xử vụ án hình sự”, Nxb. Matxcơva năm 1991, [117]; Cuốn “Về tính chính xác trong tố tụng hình sự” của tác giả X.A Golunxki, Nxb. Pháp lý, Matxcova năm 1963 [116]; cuốn “Chân lý và chứng cứ trong tố tụng hình sự” của tác giảXtrogôvich, Nxb. Pháp lý, Matxcơva năm 1966, cuốn “Lý luận chứng cứ trong pháp luật Xô viết” của tác giả Vư-sinxki, năm 1967 [102].

Một phần của tài liệu Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w