Thứ nhất, với năng lực nhận biết cảm xúc
Năng lực tự nhận biết cảm xúc giúp các nhà quản lý cấp trung hiểu rõ cảm xúc hiện tại của mình, giúp nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp nhà quản lý cấp trung hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp nhà quản lý can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận, và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó, năng lực tự điều chỉnh giúp chúng nhà quản lý cấp trung luôn tỏ chủ động trong công việc, kiếm chế mọi cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những thử thách khó khăn nhất.
Để nâng cao năng lực nhận biết cảm xúc, nhà quản lý cấp trung cần rèn luyện khả năng truyền đạt cảm xúc và nhu cầu cá nhân với người khác, tự nhận thức được sự thay đổi trong cảm xúc cá nhân có tác động đến các quyết định trong quản lý. Mỗi cá nhân đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Nhà quản lý cần hiểu rõ và nhận thức đúng năng lực, khả năng cũng như sự hạn chế của bản thân trong công việc. Từ đó, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý nhân viên, tạo ra hiệu suất và hiệu quả làm việc tốt nhất trong công việc.
Thứ hai, với năng lực sử dụng cảm xúc
Cần nâng cao khả năng tạo ảnh hưởng, tạo xúc tác để thay đổi, kiểm soát hành vi nhân viên của các nhà quản lý cấp trung tại, khả năng cảm nhận, hiểu được cảm xúc của nhân viên, hiểu được thông điệp ngôn ngữ không lời của nhân viên. Đồng thời, nhà quản lý cấp trung tại các DNNVV cũng cần quan tâm hơn đến những gì xảy ra với nhân viên và người lao động trong công ty. Luôn tôn trọng nhân viên và đồng nghiệp là chìa khóa tạo sự gắn kết và xây dựng mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp. Góp phần tích cực vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp và nhà quản lý cấp trung cũng cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, khuyến khích tạo dựng và phát triển văn hoá chia sẻ trong
công việc và tổ chức. Cần tạo dựng các mối quan hệ với nhân viên cũng như các cấp quản lý trong và ngoài doanh nghiệp, giúp nhà quản lý cấp trung hoàn thiện hơn khả năng năm bắt tâm lý của bản thân, cũng như của người khác, là chìa khoá quan trọng để họ phát huy năng lực cảm xúc, tư duy và xử lý công việc một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, với năng lực thấu hiểu cảm xúc
Nhà quản lý cấp trung với vị trí quản lý trung gian của mình, họ yêu cầu cần có năng lực chuyên môn cao, khả năng am hiểu nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau liên quan đên thực hiện công việc. Họ là người giữ vai trò điều tiết các mối quan hệ giữa nhân viên và các cấp quản lý. Vì vậy, nhà quản lý cấp trung ngoài việc hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân thì cũng cần nắm bắt tâm lý, nhu cầu, kỳ vọng của nhân viên dưới quền và nhà lãnh đạo. Cần xây dựng, duy trì các mối quan hệ dựa trên việc tăng chia sẻ tri thức, công việc với các nhân viên và nhà quản lý khác. Thường xuyên gần gũi, chia sẻ cảm xúc với nhân viên và đồng nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý cấp trung nâng cao khả năng nắm bắt tâm lý và nhạy cảm trong thấu hiểu và xử lý các tình huống trong và ngoài công việc.
Bên cạnh đó, tổ chức cũng cần có có đánh giá về năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung. Tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao năng lực thấu hiểu cảm xúc và khả năng vận dụng điều này trong thực tiễn quản lý. Năng lực cảm xúc giúp nhà quản lý cấp trung thực hiện các vai trò quan trọng của mình như vai trò quản lý nhân sự, vai trò người đại diện và người kết nối. Hiểu được cấp dưới đang cảm thấy thế nào, tại sao họ cảm thấy như vậy và làm thế nào quản lý những cảm giác đó là điều cốt yếu để phát triển mối quan hệ tốt với họ. Hơn nữa, năng lực cảm xúc còn có tiềm năng đóng góp vào sự quản lý hữu hiệu trên nhiều phương diện.
Thứ tư, với năng lực kiểm soát cảm xúc
Nhà quản lý cấp trung cần được đào tạo để nâng cao sự hiểu biết các vấn đề xảy ra trong công việc, phát triển kỹ năng tự kiểm soát cảm xúc, làm chủ bản thân, có khả năng làm việc dưới áp lực cao. Không để các cảm xúc cá nhân chi phối đến công việc, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống để đưa ra các phán đoán và quyết định hợp lý nhất trong công việc, dễ dàng tìm ra các cách đối phó hiệu quả với những vấn đề xảy ra trong doanh nghiệp. Cần thường xuyên tự rèn luyện khả năng
tự điều khiển và kích thích cảm xúc cá nhân để thích nghi với mọi thay đổi hoàn cảnh của nhà quản lý.
Năng lực cảm xúc là một chỉ số quan trọng trong quản lý. Điều này được thể hiện trong rất nhiều công trình nghiên cứu, cũng như thực tiễn các hoạt động quản lý. Với vị trí địa lý quan trọng của mình, sự phát triển bền vững của riêng các doanh nghiệp và chung của toàn khu vực ven biển Bắc Trung Bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự đi lên của cả nền kinh tế nước nhà. Trong guồng quay phát triển đó, nhân lực được đánh giá là yếu tố trọng tâm, và các hoạt động quản trị nguồn nhân lực luôn luôn được các tổ chức, doanh nghiệp chú trọng.
Thứ năm, các giải pháp khác
* Cần có các biện pháp đào tạo, phát triển năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung:
Năng lực cảm xúc là khả năng hiểu và quản lý tâm trạng và cảm xúc của chính mình cũng như tâm trạng và cảm xúc của người khác. Các nhà quản lý có năng lực cảm xúc cao có thể hiểu được họ đang cảm thấy như thế nào và vì sao họ cảm thấy như vậy, từ đó họ có thể kiểm soát các cảm giác của mình một cách hữu hiệu. Khi nhà quản lý trải qua cảm giác và cảm xúc căng thẳng, như nỗi sợ hãi hay lo lắng, trí tuệ cảm xúc sẽ giúp họ hiểu tại sao và quản lý những cảm giác này sao cho chúng không ảnh hưởng đến việc đưa ra những quyết định của họ.
Nâng cao năng lực cảm xúc là yêu cầu cần thiết, đặc biệt đối với các công việc quản lý. Cần tổ chức các hoạt động đào tạo, cải thiện và nâng cao năng lực cảm xúc, giúp nhà quản lý cấp trung kiểm soát được tốt hơn cảm xúc của cá nhân trong công việc, làm chủ bản thân. Đồng thời, tạo cho họ kỹ năng nhận biết, thấu hiểu, tạo ảnh hưởng và kiểm soát hành vi của nhân viên. Bản thân nhà quản lý cấp trung cần rèn luyện khả năng truyền đạt cảm xúc và nhu cầu cá nhân với người khác, tự nhận thức được sự thay đổi trong cảm xúc cá nhân có ảnh hưởng đến các quyết định trong quản lý. Đồng thời, nhà quản lý cấp trung cần hiểu rõ và nhận thức đúng năng lực, khả năng cũng như sự hạn chế của bản thân trong công việc. Không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý nhân viên, tạo ra hiệu suất và hiệu quả làm việc tốt nhất trong công việc. Nhà quản lý cũng cần hiểu rõ mong muốn của nhân viên, từ đó có những cách thức truyền cảm hứng, tạo sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Phải
luôn thể hiện sự sàng lắng nghe, hiểu và trân trọng tình cảm của nhân viên. Tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, với đồng nghiệp và nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp. Nhà quản lý chịu trách nhiệm về môi trường làm việc của doanh nghiệp đó. Tất cả các công ty cần giao tiếp rõ ràng, tổ chức tốt và ủy quyền hiệu quả để biết họ đang làm gì, khi nào và ở đâu. Một nhóm được định hướng tốt và hiểu rõ vai trò của họ sẽ làm việc cùng nhau tốt hơn. Năng lực quản lý tốt như ủy quyền và giao tiếp là chìa khóa để tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
* Nhà quản lý cấp trung cần tự rèn luyện, nâng cao khả năng tự nhận thức và kiểm soát cảm xúc:
Năng lực cảm xúc của nhà quản lý cấp trung thể đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất quá trình làm việc và quản lý nhân viên. Tự rèn luyện, nâng cao năng lực cảm xúc của bản thân có thể giúp nhà quản lý phát triển một tầm nhìn cho doanh nghiệp, động viên cấp dưới gắn bó với tầm nhìn đó, truyền nghị lực cho họ làm việc một cách nhiệt tình để đạt được tầm nhìn. Ngoài ra, năng lực cảm xúc cũng có thể giúp nhà quản lý cấp trung có khả năng phát triển một sự thống nhất cho doanh nghiệp và xây dựng được niềm tin và sự phối hợp trong toàn bộ doanh nghiệp, trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt cần thiết để đáp ứng với nhu cầu thay đổi.
Năng lực xúc cảm cũng đóng một vai trò thiết yếu trong cách mà nhà quản lý cấp trung quan hệ và đối xử với cấp dưới, đặc biệt là khi cần động viên cấp dưới sáng tạo hơn. Sự sáng tạo trong doanh nghiệp là một quá trình chứa đầy tâm trạng, bởi vì nó thường đòi hỏi sự thách thức hiện trạng, đòi hỏi sự sẵn sàng gánh chịu rủi ro và chấp nhận học hỏi từ những sai lầm, làm việc chăm chỉ hơn để mang những ý tưởng sáng tạo vào hoạt động kinh doanh, toạ ra những sản phẩm, dịch vụ mới, phù hợp hay quy trình, thủ tục khi mà những sự không chắc chắn luôn rình rập trong môi trường. Nhà quản lý có năng lực cảm xúc cao sẽ có khả năng hiểu những cảm xúc xảy ra xung quanh những nỗ lực sáng tạo, từ đó đánh thức và tạo thuận lợi cho việc thực thi những ý tưởng sáng tạo đó trong cấp dưới, và cung cấp những hỗ trợ cần thiết làm cho khả năng sáng tạo thực sự nở rộ trong doanh nghiệp. Nhà quản lý cũng cùng sẵn sàng hy sinh các lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể. Phương thức kinh doanh không phải bất biến, nó có thể phù hợp hôm nay nhưng lại không phù hợp vào ngày mai. Một người có năng lực quản lý sẽ nhận thức được điều đó, biết cách thích nghi và thay đổi sao cho phù hợp
nhất. Bên cạnh đó, người lãnh đạo phải luôn cập nhật công nghệ, phương pháp, kỹ năng mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc.
Nhà quản lý cấp trung cần thường xuyên tự cập nhật các kiến thức mới về quản lý, kiểm soát cảm xúc của bản thân và người khác song song với nâng cao kiến thức về công nghệ 4.0 để điều hành tốt công ty, doanh nghiệp của mình. Phát triển các chiến lược dài hạn để nghiên cứu và tiếp cận tri thức mới, mở rộng mối quan hệ đối tác kinh doanh. Nâng cao năng lực quản lý bằng việc sử dụng các ứng dụng hiện đại, tham gia các khóa đào tạo (đào tạo lại, đào tạo thêm hay đào tạo nâng cao) của các chuyên gia về hoàn thiện các chỉ số liên quan đến năng lực cảm xúc có tác động đến hiệu quả làm việc và hiệu quả quản lý. Đồng thời, tích cực tham gia khóa học về kỹ năng mềm và ngoại ngữ là cần thiết nếu muốn nâng cao năng lực cảm xúc và năng lực quản lý để phù hợp với mọi bối cảnh. Từ đó, tạo động lực trong quá trình thực hiện công việc của nhà quản lý cấp trung.
Sử dụng sức mạnh của năng lực để quản lý nghĩa là con người cần có năng lực cảm xúc. Năng lực cảm xúc là khả năng tự nhận thức cảm xúc bản thân, nhận biết rõ ràng đâu là điểm mạnh để phát huy và đâu là điểm yếu để cải thiện. Người có năng lực cảm xúc tốt có khả năng am hiểu và thông cảm với những cảm xúc của người khác. Họ biết lắng nghe và quan tâm đến người đối diện. Họ có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Nhờ vậy họ có một cuộc sống cởi mở và chân thành.
Quản lý cảm xúc bằng năng lực giúp nhà quản lý cấp trung đưa ra các quyết định sáng suốt, thúc đẩy bản thân phát triển và cải thiện mối quan hệ với mọi người. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp nhà quản lý cấp trung đạt được cân bằng giữa tình cảm và lý trí.
Mặc dù vẫn ý thức được các tin xấu, những người có năng lực cảm xúc cao luôn có quyết định thông minh khi không dành quá nhiều thời gian và sức lực vào các vấn đề. Thay vào đó, họ tập trung nhìn vào mặt tích cực trong bất kỳ tình huống nào cũng như tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề phát sinh. Những người như thế luôn tập trung vào những gì họ có thể làm được hay kiểm soát được.
Những người có năng lực cảm xúc cao không bao giờ dành quá nhiều thời gian lắng nghe những người hay phàn nàn cũng như có xu hướng tránh tiếp xúc với những người có suy nghĩ tiêu cực. Họ luôn ý thức được những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ
chỉ khiến họ phí phạm sức lực. Do người có năng lực cảm xúc cao luôn nhìn vào các giải pháp và các mặt tích cực trong mọi tình huống, những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ sớm tránh xa họ vì những người tiêu cực chỉ muốn người khác cũng có suy nghĩ tiêu cực giống như họ.
Người có năng lực cảm xúc cao thường dành thời gian cho những người suy nghĩ tích cực cả trong và ngoài công việc. Nhà quản lý cấp trung cần tự rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc, khắc chế những khuyết khuyến bản thân, xây dựng niềm tin, phát triển tư duy, năng lực và những kỹ năng cần thiết của một nhà quản lý.
Sức mạnh của năng lực còn có thể giúp nhà quản lý cấp trung kiềm chế cảm xúc, không để cảm xúc của nhà quản lý cấp trung vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nhà quản lý cấp trung sẽ biết cách tự điều chỉnh, đánh giá và chế ngự những khát vọng và đam mê. Ngoài ra năng lực cảm xúc còn giúp nhà quản lý cấp trung nâng cao tính kỷ luật bản thân, luôn tư duy tích cực, sáng tạo để tìm ra biện pháp giải quyết công việc hiệu quả hơn.
Nhà quản lý cấp trung cần tự mình học cách sử dụng những ngôn từ tích cực để khích lệ, động viên chính mình. Vận dụng sức mạnh của ngôn từ không chỉ giúp quản lý cảm xúc của riêng nhà quản lý cấp trung mà còn có tác động tích cực đến những người giao tiếp với nhà quản lý cấp trung. Việc điều chỉnh cách sử dụng ngôn từ vô cùng quan trọng trong quản lý cảm xúc. Vì tất cả các mối quan hệ đều được xây dựng dựa trên các cuộc giao tiếp thường ngày giữa nhà quản lý cấp trung và người khác.
Cần rèn luyện sự tự tin để quản lý cảm xúc hiệu quả. Khi một người thiếu tự tin, họ dễ trở nên bi quan, thường cáu gắt hoặc là tức giận vô cớ. Không tự tin cũng khiến họ luôn cảm thấy sợ hãi mọi thứ. Họ có xu hướng cảm thấy mọi việc sao lại khó khăn đến như vậy. Không đủ tự tin còn khiến họ nghi ngờ sự lựa chọn của mình. Để thoát khỏi ma trận của những cảm xúc tiêu cực, họ cần lấy lại sự tự tin để quản lý cảm xúc của bản thân.
Quản lý cảm xúc đơn giản là việc nhà quản lý cấp trung lựa chọn cảm xúc tích cực và triệt để loại trừ cảm xúc tiêu cực. Người quản lý cảm xúc thành công là người không để những cảm xúc tiêu cực điều khiển hành động, lời nói của họ. Để loại bỏ cảm xúc tiêu cực nhà quản lý cấp trung nên chú ý vào ý thức trách nhiệm bản thân