Nêu vấn đề: giới thiệu tác giả, văn bản, và vấn đề bàn luận của văn bản 1.2 Giải quyết vấn đề:

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 sách cánh diều (2) (Trang 32 - 34)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1.1. Nêu vấn đề: giới thiệu tác giả, văn bản, và vấn đề bàn luận của văn bản 1.2 Giải quyết vấn đề:

B1: Khái quát về văn bản: chủ đề, thể thơ, bố cục văn bản, chủ đề,… B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm: a. Hoàn cảnh về thăm mẹ và tâm trạng của người con

* Hoàn cảnh người con về thăm mẹ được gợi lên qua hai câu thơ đầu tiên:

“Con về thăm mẹ chiều đông Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà”

- Cụm từ “Chiều đông”là thời gian thường gợi buồn, gợi nhớ, gieo vào lòng người niềm khao khát đoàn tụ sum họp gia đình. Người con xa nhà lâu ngày, nay trở về, mong được gặp mẹ sau bao xa cách. Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ mẹ càng nhân lên gấp bội.

- Nhưng khi con về tới nhà thì lại bắt gặp cảnh tượng “Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà”:

+ Hình ảnh “bếp chưa lên khói” là hình ảnh thơ giàu ý nghĩa. Hình ảnh “bếp lửa” thường gắn liền với mẹ bởi mẹ là người nội trợ, chính mẹ mang lại hơi ấm cho căn bếp. Mẹ giữ ngọn lửa ấm trong căn bếp cũng chính là ngọn lửa yêu thương cho gia đình. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp, thảo thơm trong ngôi nhà mình. Nhớ về mẹ, có lẽ trong lòng người con xa quê luôn thường trực hình ảnh của mẹ đảm đang, chu toàn, vun vén cho ngôi nhà, luôn nhớ về hình ảnh mẹ nhóm bếp nấu cơm chiều.

“Bếp chưa lên khói” báo hiệu mẹ vắng nhà. Nhà thơ nhớ về ngọn khói lam la đà toả ấm mỗi chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ về người mẹ yêu dấu đấy thôi.

+ Hai từ phủ định “chưa”, “không” được dùng trong cùng một câu thơ“Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà” gợi lên một quang cảnh trống vắng, hiu quạnh, lạnh lẽo.

*Tâm trạng của con:

- Mang trong mình nỗi khát khao được gặp lại mẹ sau bao ngày xa cách, nhưng lại gặp lúc mẹ không có nhà, người con không khỏi hụt hẫng:

Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi.

+ Tâm trạng con được diễn tả qua từ láy “thơ thẩn”, đó là sự bâng khuâng, mang nét buồn, nét thương. Con “vào ra” để chờ mẹ, ngóng mẹ với tâm trạng bồn chồn, nhớ

nhung, khao khát sớm được gặp mẹ.

Trở về nhà khi mẹ đi vắng, cảnh vật thật tĩnh lặng, thiếu hơi ấm của mẹ. Người con ngắm nhìn cảnh vật xung quanh với cảm giác bâng khuâng khó tả, nhớ nhung da diết. Dường như vắng bóng mẹ, tất cả trở thành hư vô. Không thấy bóng dáng thân thương, quen thuộc của mẹ, trong lòng con thấy thiếu vắng, trống trải như có bão táp nổi lên, cuộn xoáy trong lòng mà thành “Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”.

+ Hình ảnh “Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi” gợi nhiều hơn tả. Đây là một hình ảnh đa nghĩa: bên cạnh việc khắc họa khung cảnh thực thì còn có thể là cảm xúc nhân vật: òa khóc (khóc trong lòng hoặc khóc thành tiếng). Tình cảm của con dồn nén bấy lâu, nay vỡ oà. Trời đổ mưa hay giọt nước mắt con khóc, đi xa rồi mới thấy nhớ, thấy quý trọng những ngày bên mẹ.

*Tóm lại: Qua khổ thơ thứ nhất, nhà thơ đã cho người đọc thấy hoàn cảnh về thăm mẹ và nỗi lòng của con khi về thăm mẹ mà mẹ không có nhà. Cái khéo léo của nhà thơ là tạo ra được sự đồng điệu giữa cảnh vật thiên nhiên và tâm trạng con người. Cái lặng lẽ, quạnh vắng của chiều đông, cái ảm đạm, hiu hắt của mái tranh quê thiếu mùi khói bếp đồng điệu với nỗi niềm thơ thẩn, trống vắng, mênh mang trong tâm hồn con.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 sách cánh diều (2) (Trang 32 - 34)