Khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của PMT. Trong đó, nhiệt độ và cường độ bức xạ là những yếu tố tiêu biểu ảnh hưởng mạnh nhất tới đặc tính U – I của tấm PMT dẫn tới sự thay đổi điểm làm việc có công suất lớn nhất MPP (Maximum Power Point) của tấm PMT.
a) Ảnh hưởng của cường độ bức xạ
Để chứng minh sự ảnh hưởng của CĐBX lên các tấm PMT ta tiến hành thay đổi điều kiện của CĐBX giảm từ 1000 - 400 W/m2 mỗi bước giảm 200 W/m2 thu được đặc tính U – I và P – U như Hình 2.8.
Chương 2: Cấu tạo và hoạt động của hệ thống điện mặt trời
a) Đường đặc tính U – I
b) Đường đặc tính P – U
Hình 2.8: Đường đặc tính khi cường độ bức xạ thay đổi Nhận xét:
Dòng ngắn mạch ISC tỉ lệ thuận với CĐBX mặt trời. CĐBX càng lớn thì dòng ISC càng lớn và ngược lại.
Do dòng điện và điện áp tăng dẫn tới công suất hoạt động của tấm PMT cũng tăng hay nói cách khác điểm MPP cũng thay đổi, di chuyển về phía trên khi CĐBX mặt trời tăng.
Chương 2: Cấu tạo và hoạt động của hệ thống điện mặt trời
a) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi thay đổi điều kiện nhiệt độ của pin mặt trời thay đổi từ 15 ∘ C đến nhiệt độ 40 ∘ C. Từ đó, thu được đường đặc tính U - I và P – U như Hình 2.9.
a) Đường đặc tính U – I
b) Đường đặc tính P – U
Hình 2.9: Đường đặc tính khi nhiệt độ thay đổi Nhận xét:
Đường đặc tuyến thay đổi theo nhiệt độ.
Điện áp hở mạch VOC phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ nên đường đặc tính U – I của PMT cũng phụ thuộc vào nhiệt độ.
Chương 2: Cấu tạo và hoạt động của hệ thống điện mặt trời
Kết luận:
Ta thấy rằng khi các yếu tố khí hậu như CĐBX, nhiệt độ thay đổi thì đường đặc tính của PMT cũng thay đổi theo do đó điểm có công suất cực đại cũng di chuyển theo và vị trí điểm MPP cũng thay đổi. Cho nên, việc cần thiết để khai thác hiệu quả tấm PMT trời là phải có một thuật toán để theo dõi quá trình thay đổi vị trí của điểm MPP và giữ cho hệ thống năng lượng mặt trời phải hoạt động tại điểm MPP.