Chương 4: Kết quả mô phỏng
Từ số liệu Bảng 3.1 ta vẽ lại đường cong bức xạ thực tế được trình bày như Hình 4.12 bên dưới.
Hình 4.12: Bức xạ thay đổi theo thực tế
Phương pháp P&O
Phương pháp P&O mờ thích nghi
Hình 4.13: Công suất ngõ ra của tấm pin
Từ kết quả mô phỏng trên ta thu được công suất mô phỏng của khi sử dụng cả hai phương pháp P&O và P&O mờ thích nghi so với công suất thực đo được từ hệ thống được trình bày như bảng bên dưới:
Chương 4: Kết quả mô phỏng
Bảng 4.1: Công suất theo bức xạ thực tế
Nhận xét:
Hình 4.13 trình bày công suất ngõ ra của tấm PMT khi CĐBX thay đổi theo thực tế. Ta thấy rằng công suất ngõ ra của tấm pin khi sử dụng phương pháp P&O mờ thích nghi ổn định (không có những gợn sóng) hơn phương pháp P&O, giá trị công suất mô phỏng gần bằng với số liệu thực tế với độ chênh lệch không quá ±10 W, hệ thống vẫn làm việc ổn định khi CĐBX xuống thấp.
Chương 4: Kết quả mô phỏng
Phương pháp P&O
Phương pháp P&O mờ thích nghi
Hình 4.14: Điện áp ngõ ra của tấm pin Nhận xét
Hình 4.14 trình bày điện áp ngõ ra của tấm pin khi sử dụng cả hai phương pháp P&O và P&O mờ thích nghi với điều kiện CĐBX đổi theo thực tế. Qua kết quả trên ta thấy rằng phương pháp P&O khi CĐBX thay đổi thì điện áp ra dao động dẫn đến những gợn sóng như trên hình với độ dao động điện áp là ± 3V, đường cong khi sử dụng thuật toán P&O thích nghi là một đường thẳng, hệ thống luôn ổn định khi CĐBX tăng hoặc giảm.
Chương 4: Kết quả mô phỏng
Phương pháp P&O
Phương pháp P&O mờ thích nghi
Hình 4.15: Dòng điện ngõ ra của tấm pin Nhận xét:
Hình 4.15 trình bày dòng điện ngõ ra của tấm pin khi CĐBX thay đổi theo lý thuyết. Ta thấy rằng đường cong dòng điện khi sử dụng thuật toán P&O có những gợn sóng khi CĐBX giảm, còn hệ thống dùng thuật toán P&O mờ thích nghi thì tương đối ổn định cả khi CĐBX xuống thấp.
Chương 4: Kết quả mô phỏng
Phương pháp P&O
Phương pháp P&O mờ thích nghi
Hình 4.16: Điện áp ngõ ra mạch tăng áp Nhận xét:
Hình 4.16 trình bày điện áp ngõ ra mạch tăng áp khi CĐBX thay đổi theo thực tế. Qua kết quả trên ta thấy dù CĐBX thay đổi liên tục nhưng điện áp ra mạch tăng áp luôn giữ ổn định.
Kết luận: Từ kết quả trên ta thấy rằng với điều kiện CĐBX thực tế như trên thì phương P&O mờ thích nghi làm việc ổn định hơn phương pháp P&O kinh điển. Khi mô phỏng bằng phương pháp P&O mờ thích nghi thì công suất mô phỏng và công suất từ số liệu thực tế là gần bằng nhau (công suất mô phỏng và công suất thực tế chênh lệch nhau không quá ± 10W). Đối với phương pháp P&O kinh điển khi thay đổi CĐBX theo thực tế hệ thống làm việc tương đối ổn định, tuy nhiên sự dao động điện áp là rất lớn dẫn đến sự chênh lệch công suất mô phỏng và khi so sánh với công suất thực tế thì chênh lệch rất cao (công suất mô phỏng và công suất thực tế chênh lệch nhau ± 30W). Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này do khi mô phỏng trên phần mềm ta sử dụng các linh kiện bán dẫn ở điều kiện lý tưởng với với hiệu suất cao nhưng khi đo đạt thực tế sẽ có sự chênh lệch do sự hao phí trên các linh kiện điện tử công suất này.
Chương 4: Kết quả mô phỏng