60 phút
3.5. Quy trình phân tích của nghiên cứ u
Qua quá trình thực hiện, nghiên cứu đã đưa ra quy trình phân tích như sau:
Sơ đồ 3.3. Quy trình phân tích của nghiên cứu
+ 20-25 mL MeOH
Gạn lấy lớp trên Cân mẫu (0,5-5g) vào ống li tâm 50mL
Lắc vortex, 1-2 phút
Rung siêu âm 60oC/ 45phút
Ly tâm 6000v/ph, 5 phút Dịch trong/bình định mức 50ml Bã Định mức 50 ml bằng MeOH Lọc qua màng lọc 0,2µm Bơm vào hệ thống HPLC Chiết lặp lại 2 lần. Lần 2, 20mL, lần 3 khoảng 5- 10mL MeOH, chế độ 60oC/20 phút/lần Làm nguộilắc vortex, 1-2 phút Lọc qua giấy lọc
53
- Thuyết minh quy trình (tóm tắt):
- Nguyên lý: Rhodamin B trong mẫu được chiết ra khỏi nền mẫu bằng Methanol
dưới sự tác động của rung siêu âm, lắc và nhiệt độ. Sau đó được làm sạch và bơm
vào HPLC với detecter DAD hoặc UV-VIS ở bước sóng 556nm, dựa vào thời gian
lưu, diện tích peaks đểđịnh tính và định lượng.
- Cân mẫu: Cân mẫu 0,5-5g đã đồng nhất vào ống ly tâm sau đó cho MeOH vào nhằm mục đích hoà tan (chiết) RhodaminB từ mẫu vào dung dịch đồng nhất là MeOH.
Ghi chú: Mẫu phải thật đồng nhất, tuỳ thuộc vào hàm lượng RhodaminB có trong mẫu mà lượng cân khác nhau, lấy mẫu phải đủ số lượng, đại diện cho mẫu để khi phân tích không phụ thuộc vào khối lượng cân, giảm thiểu sai số.
- Lắc: Lắc nhằm mục đích tăng khả chiết RhodaminB ra khỏi nền mẫu, làm tăng
khảnăng tiếp xúc giữa bề mặt mẫu và dung môi chiết nhờ vào tốc độ di chuyển và tiếp xúc của dung môi đi qua mẫu khi lắc. Thời gian từ 1-2 phút/mẫu
- Rung siêu âm: Rung siêu âm ở chế độ 60oC/ 45phút nhằm mục đích tăng khả năng chiết RhodaminB được triệt để ra khỏi nền mẫu nhờ vào các sóng siêu âm và kết hợp với nhiệt độ tác động vào mẫu, phá vỡ cấu trúc của mẫu, giải phóng RhodaminB ra khỏi nền mẫu vào dung dịch chiết.
(so với quy trình chuẩn thì quá trình này sẽ làm cho tổng thời gian xử lý mẫu được rút ngắn hơn, kinh tế hơn)
- Ly tâm, gạn:Lý tâm, gạn nhằm mục đích lấy lớp trong chứa dung môi có RhodaminB, bã hay các chất tạp còn lại dùng tiếp MeOH để chiết lặp lại thu được hoàn toàn RhodaminB ra khỏi nền mẫu.
- Lọc: Quá trình lọc nhằm mục đích loại bỏ những chất có kích thước lớn còn sót lại trong dung dịch, tránh tắc cột sắc ký hoặc làm nhiễu đường nền khi chạy sắc ký. Trong quá trình lọc ta nên bỏ vài giọt đầu đi.
- Định mức tới 50mL: Định mức tới 50 mL là căn cứ để tính toán hàm lượng có trong 1 thể tích nhất định
- Bơm vào HPLC: Bơm vào HPLC đểđịnh tính và định lượng RhodaminB với các thông số phù hợp của quy trình.
54
- Hàm lượng RhodaminB theo công thức (mg/100g): X = Cm .
m Vm
.
1000 100
Trong đó: Cm : Nồng độ tính theo đường chuẩn (ppm). Vm: Thể tích dung dịch chiết sau khi xử lý mẫu(ml). m : Khối lượng mẫu cân ban đầu (g)
3.6.Thẩm định phương pháp đã cải tiến