Thực trạng về sự tha hoá trong nhân cách đạo đức cá nhân

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tâm lý học giáo dục docx (Trang 42 - 44)

Trước đây, khái niệm tha hóa, như Phoaơbác nói, thì chỉ có ý nghĩa trong tôn giáo, tức tôn giáo là sự tha hóa bản chất con người thành bản chất thần thánh, cuộc sống trần gian bị tha hóa thành cuộc sống thiên đường hư ảo.

Hoặc khi Các Mác phân tích trên phương diện kinh tế thì tha hóa là chỉ chế độ bóc lột lao động làm thuê, người công nhân làm ra sản phẩm và giá trị thặng dư nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt.

Tha hóa như thế có hai mặt, mặt xấu phản lại bản chất tốt đẹp của con người. Nhưng theo một ý nghĩa nhất định, sự tha hóa ấy là khách quan thì có mặt tốt, hợp lý, có vai trò tiến bộ. Ví như khi quan hệ sản xuất còn phù hợp với lực lượng sản xuất thì bóc lột là động lực của sự phát triển kinh tế. Hoặc về bản chất, tôn giáo vẫn có mặt đạo đức phù hợp với bản chất của con người và đạo đức xã hội chủ nghĩa hiện nay.

bằng tha hóa đạo đức, lối sống thì hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực. Tha hóa đạo đức cũng là thoái hóa về phẩm chất người nhưng ở lĩnh vực xã hội, lối sống. Đó là khi chúng ta nói về những con người từ có đạo đức trở nên tha hóa nhân cách, tức từ khủng hoảng nhân cách, sai lệch nhân cách đến thoái hóa nhân cách. Chẳng hạn, những người tham nhũng, hay những người nghiện ngập ma tuý, hoặc những người buôn lậu, những kẻ kiếm sống, làm giàu bằng bạo lực, giết người cướp của… Sư tha hóa này chủ yếu tha hóa về giá trị sống, lý tưởng sống, các phẩm chất đạo đức và lý trí. Từ lối sống và nhân cách người chuyển hóa lại lối sống bản năng tầm thường, thậm chí thành kẻ chống lại cộng đồng, chống lại, phá hoại chính loài của mình và cuối cùng là cả chính bản thân mình.

Khủng hoảng nhân cách hay lệch nhân cách, loạn nhân cách là chỉ trạng thái mâu thuẫn đang có xu hướng chuyển thành tha hóa nhân cách. Một số người như nghiện ngập ma tuý, mại dâm…thì ở mức loạn nhân cách, lệch nhân cách và nếu không được ngăn chặn, chữa trị sẽ tha hoá nhân cách.

Sau đây là một số loại tha hóa cụ thể trong lĩnh vực xã hội và lối sống. Trên lĩnh vực tệ nạn xã hội:

1- Tha hóa và khủng hoảng trầm trọng nhân cách do nghiện ngập ma tuý. Số nghiện ngập đa số là thanh thiếu niên. Số nghiện nhập thì ngày một gia tăng (Ở TPHCM hiện nay gần 30.000 người), số tái nghiện sau cai là khá cao (80%-90%).

Đây là số người bị tổn thương năng nề về não, thần kinh, tâm thần, tạo nên sự lệch nhân cách, khủng hoảng nhân cách, mà muốn phục hồi phải lâu dài. Nếu không ngăm chặc được sẽ làm hỏng một thế hệ và khủng khoảng bao nhiêu gia đình.

- Thực trạng mại dâm cũng là tệ nạn nhức nhối không những lây nhiễm các căn bệnh thế kỷ mà còn tạo nên mất nhân cách trong lĩnh vực lối sống hôn nhân và tình cảm gia đình, lòng chúng thuỷ. Số mại dâm cũng rất nhiều ở giới trẻ. Nhiều gia đình tan nát cũng từ đây.

- Trộm cướp , giết người, cũng là một căn bệnh đang gia tăng, qua đó ta thấy một bộ phận thanh thiếu niên đã mất dần nhân tính. Có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân ma tuý, mại dâm , cờ bạc.

- Cờ bạc và ăn chơi cũng nảy sinh nhanh trong những năm gần đây. Tiêu biểu nhất qua vụ án Năm Cam và đồng bọn cho ta thấy sự kinh khủng của nó.

Trên lĩnh vực kinh tế xã hội và chính trị xã hội:

thân. Trong buôn lậu, thì trầm trọng nhất là buôn bán ma tuý, muôn người. - Tham nhũng - một loại bệnh trầm trọng mà những người vướng vào cũng đã biểu hiện tha hóa nhân cách đến cực độ.

- Tệ quan liêu, hành dân, xa dân, không quan tâm đến cuộc sống của người dân của không ít đội ngũ cán bộ chính quyền.

- Lãng phí tài sản của quốc gia, sống xa hoa, vung tiền qua cửa sổ không thương tiếc.

Trên lĩnh vực tư tưởng chính trị:

1- Tha hóa về lý tưởng, giao động lập trường tư tưởng về chủ nghĩa xã hội; 2- Mất niềm tin ở chủ nghĩa xã hội, ở Đảng và chế độ ta;

3- Một chiều ca ngợi chủ nghĩa tư bản, tô hồng con đường cải lương "xã hội dân chủ".

Trên lĩnh vực văn hóa: 1-Tệ mua bán bằng cấp, 2- Tệ ăn cắp bản quyền;

3- Tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại. 4- Cá độ bóng đá…

Chung qui lại là:

1- Kiếm tiền bất cứ giá nào; bị kích động sống theo bản năng, thú tính. Tức là rơi vào trạng thái mà Phật bảo tham, sân -si, tức là trở lại nhau cầu do bản năng chi phối là chính, vượt quá mức bình thường.

2- Khủng hoảng giá sống; mất cả lý trí lành mạnh, thậm chí có trường hợp mất cả sức khỏe, tính mạng. Do vậy mà không thích lao động, không lo học tập rèn luyện, chỉ thích ăn chơi, tham tiền, tham địa vị, tham gái, tham

hưởng lạc. Sống chỉ biết mình, cái tôi là tất cả, không coi ai ra gì. Đó là điều cực kỳ xâu xa mà có khi ta sử dụng khái niệm chủ nghĩa cá nhân để chỉ bản chất ích kỷ đo.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tâm lý học giáo dục docx (Trang 42 - 44)