Tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tâm lý học giáo dục docx (Trang 39 - 42)

Đạo đức mới bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản hình thành trong cuộc đấu tranh cách mạng.

Về mặt lịch sử, đạo đức mới đã tồn tại và phát triển trước khi tồn tại xã hội xã hội chủ nghĩa, nó được hình thành từ cuộc đấu tranh của giai cấp công

nhân chống lại giai cấp tư sản, nhằm xác lập địa vị thống trị chính trị của mình. Chính nội dung cuộc đấu tranh này quy định nội dung của đạo đức cộng sản. Khi xác lập được chính quyền và nền chuyên chính của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo xã hội xây dựng nền kinh tế mới, một cơ cấu xã hội – giai cấp mới, một đời sống văn hóa tinh thần mới có tính xã hội chủ

nghĩa . Đây là cơ sở tất yếu cho sự phát triển đạo đức mới. Đạo đức mới hình thành và phát triển từ đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống có chọn lọc và ngày càng trở thành đạo đức chung của nhân loại.

Như vậy, đạo đức xã hội chủ nghĩa chỉ là một giai đoạn trong sự hình thành đạo đức cộng sản.

Bản chất nhân đạo của đạo đức cộng sản xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ bản chất nhân đạo của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa quy định, tuyệt nhiên không phải do một đầu óc uyên thâm, thiện chí của một người nào đó nghĩ ra mà bị chi phối bởi nền kinh tế xã hội xã hội cộng sản. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa đồng thời là một kết quả của quá trình hình thành và phát triển của đạo đức mới. Đây cũng là giai đoạn triển khai, phổ biến của đạo đức cộng sản trên quy mô toàn xã hội. Do đó, quá trình này vô cùng khó khăn và phức tạp, trải qua một cuộc phê phán gay gắt với mọi hình thức, chuẩn mực của đạo đức phi vô sản khác.

Đạo đức cộng sản, theo nghĩa hẹp là đạo đức mới được phát triển ở một giai đoạn cao nhất trong lịch sử xã hội loài người.

Đạo đức mới là sản phẩm tổng hợp của quá trình xây dựng xã hội mới.

Đạo đức mới không phải từ trên trời rơi xuống mà nó xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Đời sống xã hội sản sinh ra đạo đức quyết định nội dung và khuynh hướng phát triển của đạo đức. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nó bị quy định bởi một tồn tại xã hội, một cơ sở hạ tầng nhất định. Quá trình xây dựng xã hội mới cũng là quá trình hình thành và phát triển của đạo đức mới. Điều đó được thể hiện như sau:

- Nền sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa là cơ sở kinh tế của đạo đức mới. Khác với mọi nền sản xuất khác, nền sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa có mục đích cao nhất vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động. Nó tạo ra sự công bằng trong hưởng thụ và sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, theo nghĩa đó, nó mang tính chất nhân đạo cao cả. Chính vì vậy, đạo đức cộng sản phản ánh và lấy cơ sở từ nền kinh tế xã hội đó cũng mang tính nhân đạo. Nền sản xuất xã hội chủ nghĩa càng phát triển bao nhiêu thì đạo đức cộng sản càng nhân đạo bấy nhiêu.

- Quan hệ bình đẳng giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa và các tầng lớp lao động khác là cơ sở xã hội – giai cấp của đạo đức cộng sản. Ở đây, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp lao động khác đã được giải phóng khỏi điều kiện kinh tế và chính trị, họ trở thành chủ thể của mọi quá trình xã hội, là nguồn sáng tạo chân chính. Đó là cơ sở trực tiếp quyết định sự phản ánh và điều chỉnh đạo đức mới dựa trên sự thống nhất về lợi ích của các chủ thể trong xã hội. Cơ cấu xã hội – giai cấp đó là hệ thống quan hệ giữa những người lao động có quan hệ thân ái, đoàn kết, có chung lợi ích và mục đích. Chính quan hệ này trong xã hội chủ nghĩa là cơ sở chính trị - xã hội của đạo đức cộng sản.

- Nền văn hóa tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa là cơ sở tinh thần của đạo đức cộng sản. Sự tác động của chính trị đến đạo đức là hết sức to lớn và mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đạo đức, nhất là đối với đạo đức cộng sản. Điều đó được thể hiện trong đường lối chính sách và các biện pháp giáo dục của con người mới nói chung, đạo đức mới nói riêng của nhà nước vô sản. Ý thức chính trị có vai trò xác định phương hướng, phạm vi, biện pháp phát triển của đạo đức cộng sản. Khoa học trong xã hội xã hội chủ nghĩa luôn tác động tích cực đến đời sống đạo đức bằng cách làm phong phú nội dung đạo đức mới, nâng sự phản ánh, điều chỉnh của đạo đức mới lên trình độ ngày càng cao hơn. Khoa học còn là phương tiện hữu hiệu để giáo dục đạo đức cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

Nghệ thuật có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần nói chung, đời sống đạo đức nói riêng, khi nó thực hiện chức năng giáo dục của mình. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sự phát triển hoàn thiện nền nghệ thuật không vì mục đích tự thân, mà là nhằm xây đựng con người mới, đạo đức mới. Và nó trở thành phương tiện có hiệu quả để giáo dục đạo đức cộng sản.

Tóm lại: cơ sở kinh tế - xã hội – giai cấp quyết định nội dung của đạo đức mới, bảo đảm sự tồn tại vững chắc của nó. Cơ sở tinh thần làm phong phú nội dung và hoàn thiện cấu trúc của đạo đức cộng sản. Nó có ý nghĩa như là công cụ phương tiện giáo dục và hoàn thiện đạo đức cộng sản.

Đạo đức mới không là sản phẩm tự phát mà được hình thành một cách tự giác (nói cách khác nó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục).

Giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Nhờ có giáo dục mà đạo đức mới dần dần được phát triển và hoàn thiện trong ý thức cá nhân và ý thức xã hội, trở thành yếu tố phổ biến, thống trị trong đời sống xã hội. Quá trình giáo dục đạo đức cộng sản cần tuân theo một số yêu cầu sau:

- Một là: giáo dục đạo đức cộng sản phải là quá trình giáo dục tổng hợp bao gồm giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, lao động…và chúng luôn gắn bó với nhau.

- Hai là: giáo dục đạo đức cộng sản phải là một quá trình thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trong chủ nghĩa xã hội tính tự giác của quá trình hình thành đạo đức mới không chỉ thể hiện ở công tác giáo dục, mà nó còn thể hiện trong toàn bộ hoạt động xây dựng xã hội mới, xây dựng nền kinh tế mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”. Đây là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức cá nhân: quá trình đó, một mặt, con người thể hiện niềm tin đạo đức, những biểu hiện về giá trị, chuẩn mực đạo đức, mặt khác, nhờ những kết quả hoạt động, họ xác nhận một cách thực tiễn những giá trị đạo đức của mình.

- Ba là: giáo dục đạo đức cộng sản là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Quá trình tự giáo dục là sự tiếp tục giáo dục đạo đức ở chủ thể, là mặt bên trong, nội tâm cả quá trình giáo dục đạo đức do xã hội thực hiện đối với mỗi cá nhân. Những tri thức về đạo đức trở thành đối tượng của những rung cảm sâu lắng, trở thành những nội dung cơ bản của đối tượng giáo dục. Quá trình giáo dục và tự giáo dục có ý nghĩa quyết định đến tính tự giác của đạo đức mới.

Một phần của tài liệu Bài tập lớn môn tâm lý học giáo dục docx (Trang 39 - 42)