8. Kết cấu khóa luận
1.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong
- Nhu cầu của nhân viên: Theo Tâm lí học Macxit, động cơ là sự phản ánh tâm lí về đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng nhất định. Nó hối thúc con người hành động nhằm đáp ứng thoả mãn và chỉ khi gặp được đối tượng có khả năng thoả mãn thì nó mới có thể trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc con người hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu. Các nhu cầu cấp độ thấp đã được thỏa mãn thì sẽ tiếp tục xuất hiện những nhu cầu ở cấp độ cao hơn. Con người làm việc chính là để thỏa mãn các nhu cầu của mình, khi càng khát vọng, càng mong mỏi, người ta càng muốn đạt được nó và điều đó trở thành động lực kích thích họ hưng phấn làm việc. Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng lại mang suy nghĩ “an phận thủ thường”, họ sống và làm việc chỉ nhằm mục đích để có thể tồn tại bình thường thì khi các nhu cầu cấp thấp đã được thỏa mãn, họ không có suy hướng cầu tiến, chỉ cần hết tháng nhận lương. Với những đối tượng như thế này, rất khó để kích thích tạo động lực cho họ bởi trong chính tư tưởng của người ta đã không có mong muốn, hay khát khao nhu cầu nào đó. Lúc này, phương pháp tạo động lực làm việc thông qua thỏa mãn nhu cầu nhân viên sẽ không có hiệu quả, buộc các nhà quản lý phải tìm kiếm các phương pháp khác như đả thông tư tưởng, gợi mở nhu cầu hay thiết lập và thực thi kỷ luật, tạo sức ép có mức độ đối với nhân viên...
- Giá trị cá nhân: là bản chất của chúng ta, trong tư cách một con người. Việc ta rời khỏi giường mỗi buổi sáng, lựa chọn công việc, bạn bè, các mối quan hệ và sau cùng, đội ngũ, tổ chức mà ta lãnh đạo, đều do chính giá trị mà ta theo đuổi quyết định. Nói cách khác, giá trị này chi phối tất cả quyết định và hành động của ta, thậm chí là cả thách thức ta đưa ra quyết định. Khi sống theo giá trị của mình, ta cảm thấy bản thân mình tràn đầy sinh lực, còn trái lại, ta cảm thấy áp lực, gượng ép, lạc lõng và không hạnh phúc. Dần dà, chúng ta
cảm thấy chán chường xen lẫn hối tiếc vì đã không theo một chiến lược khác. Vì thế, khi những quan niệm về giá trị giữa cá nhân và tổ chức được đồng nhất thì sẽ tạo ra động lực lao động.
- Đặc điểm tính cách: Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Các công trình nghiên cứu về tâm lý nghề nghiệp cho thấy tính cách là yếu tố quyết định con người đó có thích nghi với công việc sắp lựa chọn hay đang làm hay không, nói cách khác mỗi loại tính cách chỉ thích ứng với một vài ngành nghề, công việc nhất định. Có nghĩa là mỗi loại ngành nghề đòi hỏi một số tính cách nhất định. Bởi vậy, trong quá trình phân công công việc, nhà quản lý cần chú ý sự tượng thích giữa tính cách nhân viên với phần công việc cần giao để có kết quả làm việc tốt nhất.
- Năng lực của mỗi người: Năng lực cá nhân được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người đó phải có, thể hiện ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Khả năng và năng lực làm việc của mỗi nhân viên khác nhau cũng khác nhau. Mặc khác, không phải cá nhân nào cũng có thể nhận thấy được khả năng cũng như năng lực của bản thân. Điều này đòi hỏi nhà quản lý làm sao phải biết khơi dậy những khả năng tiềm ẩn trong mỗi nhân viên và giúp họ hiểu và nắm được năng lực của mình để từ đó họ có thấy sự an tâm tin tưởng vào bản thân có thể hoàn thành tốt công việc.