Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch làng nghề

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 49 - 56)

Thứ nhất, về xây dựng quy hoạch: Quy hoạch được hiểu là việc tiến

hành lựa chọn trong số những phương án được đưa ra một phương án tối ưu nhất, và tìm cách đảm bảo hiệu quả, kinh tế nhất cho sự thực hiện đó. Như vậy, quy hoạch chính là quá trình ra quyết định và là hoạt động cung ứng nguồn lực cần thiết để đảm bảo quyết định đó khả thi, đạt hiệu quả cao; quy hoạch cũng chính là một công cụ để quản lý sự phát triển của xã hội, thể

hiện tầm nhìn, bố trí chiến lược về thời gian và không gian phát triển một ngành hay một vùng lãnh thổ. Trong thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, muốn đạt được các bước phát triển mong muốn, hạn chế các rủi ro trong quá trình tăng trưởng và phát triển, cần có sự định hướng quá trình phát triển đó, do vậy cần phải thực hiện quy hoạch phát triển. Theo nghĩa rộng nhất, quy hoạch phát triển được hiểu là một quá trình mà chúng ta xây dựng ý tưởng mục tiêu, những biện pháp để đạt được mục đích cuối cùng về kinh tế, văn hóa môi trường.

Quy hoạch phát triển là sự sắp xếp cân nhắc tính toán nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để nhằm đạt được kết quả cao (mục đích đã đặt ra) hay chính là một hệ thống các biện pháp về tổ chức, biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, các chính sách pháp luật, nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần.

Hai vấn đề trên có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau, muốn phát triển thì phải có quy hoạch phát triển.

Từ đó có thể suy ra khái niệm: quy hoạch phát triển làng nghề ở cấp

tỉnh là sự sắp xếp, cân nhắc, tính toán việc sử dụng, bố trí các nguồn lực của địa phương nhằm tìm ra giải pháp tối ưu nhất, thúc đẩy, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, trong đó thể hiện những tầm nhìn, bố trí chiến lược về thời gian và không gian phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Phát triển làng nghề là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhằm xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với mục tiêu “ly nông bất ly hương”; đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Trong đó, cần phải nhận thấy công tác quy hoạch phát triển làng nghề ở các tỉnh đóng vai trò quan trọng để khắc phục những vấn đề trên, cụ thể:

i)Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề giúp đảm bảo khả năng phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế làng nghề với xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề và nghề, bên cạnh đó cũng đảm bảo khả năng bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững;

ii) Công tác quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề đảm bảo sự phát triển của các làng nghề gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng,…

iii) Quy hoạch phát triển làng nghề giúp đảm bảo sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực (nhân lực, vốn, khoa học - công nghệ,…) nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề; giúp thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội để tăng năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm và ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch làng nghề cần đáp ứng các yêu cầu sau:

i)Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải dựa trên cơ sở nội lực của các làng nghề là chủ yếu; vai trò của Nhà nước được xác định trong việc định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện môi trường phát triển. Trên cơ sở tiềm năng ngành nghề đã và đang có hoặc xu hướng du nhập nghề phù hợp của từng địa phương và giai đoạn; cơ quan QLNN triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển làng nghề, các ngành nghề nông thông qua đó góp phần xây dựng nông thôn mới.

ii) Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải bảo đảm kết hợp hài hòa giữa công nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc áp dụng công nghệ hiện đại, tiếp thu yếu tố công nghệ mới, máy móc

thiết bị tiên tiến trong sản xuất là đòi hỏi khách quan, tuy nhiên vẫn cần giữ gìn, áp dụng những bí quyết công nghệ truyền thống để đảm bảo tính đặc trưng của sản phẩm, nét văn hóa dân gian trong các sản phẩm LNTT của tỉnh.

iii)Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Sản xuất càng phát triển thì tác động đến môi trường càng nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, cần thiết phải đặt mục tiêu phát triển các làng nghề phải đảm bảo giữ gìn môi trường sống trong sạch; đó là nền tảng cho phát triển bền vững trong dài hạn.

iv) Việc đưa ra các phương án quy hoạch đối với làng nghề chỉ mang tính định hướng để ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống làng nghề. Trong quá trình vận động và phát triển của thị trường, các làng có cơ hội và điều kiện phát triển sản xuất (TTCN), nếu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí về công nhận làng nghề của tỉnh được xem xét để trình UBND tỉnh xét, công nhận danh hiệu làng nghề TTCN theo quy định.

Quy trình xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn các tỉnh tuân thủ các bước sau:

i) Xây dựng hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch phát triển làng nghề. Tiến hành điều tra tổng thể về làng nghề, làm căn cứ cho công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết.

Trước khi tiến hành xây dựng quy hoạch, cần phải điều tra nắm vững số lượng, chất lượng, phân bố làng nghề TTCN, để định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội cho từng địa phương gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; cần xác định rõ những nguồn lực chính của quy hoạch như vốn, cơ sở vật chất, hạ tầng, lao động, bộ máy và cán bộ quản lý để định hướng hoàn thiện chính sách, xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ như xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực, tập huấn nghề cho người lao động, cho cán bộ quản lý. Cần xác định sẵn những mục tiêu tổng quát và chi tiết cho

công tác quy hoạch dân cư, khu vực sản xuất phù hợp trước mắt, lâu dài, đảm bảo bền vững, được thực hiện theo lộ trình và bước đi cụ thể. Muốn vậy, cần thu thập đủ thông tin nói trên thông qua điều tra, khảo sát thực trạng của từng xã, từng làng nghề.

ii) Tiến hành quy hoạch chi tiết đối với sự phát triển của từng làng, từng nghề.

Công tác quy hoạch phát triển chi tiết làng nghề cần trước tiên, phải xác định phương hướng phát triển cho các ngành nghề, sản phẩm TTCN truyền thống của từng huyện, thị xã, thành phố và từng xã, phường, thị trấn. Hoàn thiện, bổ sung chính sách khôi phục, đổi mới, phát triển nghề TTCN truyền thống và mở ra nghề mới. Có kế hoạch đào tạo nghề TTCN cho người lao động. Phân vùng sản xuất TTCN, tạo lập mối liên kết sản xuất giữa khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung với các làng nghề TTCN ở nông thôn; hình thành chuỗi sản xuất - cung ứng sản phẩm công nghiệp nông thôn.

iii) Thực hiện quy hoạch phát triển tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề.

Thông qua việc hình thành các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa bàn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, cần tách các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề ra khỏi khu dân cư, có đầy đủ hệ thống xử lý chất thải nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động và tay nghề người thợ thủ công, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội kém, kinh tế thuần nông... làm hạt nhân lôi kéo các vùng xung quanh. Sắp xếp hợp lý ngành nghề theo hướng mở rộng quy mô hoặc đầu tư theo chiều sâu.

iv) Quy hoạch phát triển làng nghề cần mang tính chiến lược lâu dài, đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế địa phương.

Trên cơ sở định hướng phát triển nghề có triển vọng, chuyển hướng sang sản xuất sản phẩm mới ở những nơi nghề cũ đã lỗi thời. Hỗ trợ các làng nghề

TTCN đổi mới máy móc, kỹ thuật, công nghệ, công cụ cầm tay, kinh nghiệm quản lý... Tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp tập trung với các làng nghề TTCN truyền thống, để phát triển nghề thủ công.

v) Cần thực hiện quy hoạch tổng thể đầu vào, đầu ra cho quá trình sản xuất của các làng nghề.

Trong đó, chú trọng xây dựng chiến lược cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất lượng nguyên liệu nông sản cho công nghiệp chế biến. Hoặc có kế hoạch liên kết chế biến, trao đổi sản phẩm thế mạnh, liên kết tiêu thụ sản phẩm sử dụng nguyên liệu ngoài tỉnh. Xây dựng mô hình liên kết chặt chẽ giữa Hộ sản xuất - Doanh nghiệp/Hợp tác xã - Người tiêu dùng [15].

vi)Thường xuyên tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm trong quy hoạch phát triển làng nghề.

Tỉnh cần thường xuyên tổ chức các hội nghị nhằm tổng kết, sơ kết và rút ra những bài học thành công, thất bại của quá trình phát triển nghề thủ công ở nông thôn để định hướng cho nông dân mạnh dạn chuyển sang làm TTCN. Hỗ trợ phát triển các hiệp hội nghề nghiệp TTCN trên các địa bàn.

Hướng tới mỗi làng có một nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân, nhất là ở những nơi có đất thu hồi làm công nghiệp.

Thứ hai, tổ chức thực hiện quy hoạch đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh:

Tổ chức thực hiện quy hoạch chính là quá trình biến các quy hoạch tổng thể và chi tiết thành kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm thực hiện những mục tiêu của quy hoạch đã đề ra.

Việc tổ chức thực hiện quy hoạch đối với làng nghề gồm các bước cơ bản như:

Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan

PTNT và UBND các huyện, các xã… xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch làng nghề. Kế hoạch này phải được xây dựng cụ thể, các cơ quan triển khai từ cấp tỉnh, huyện đến các xã đều phải lập kế hoạch.

Bước 2: Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo UBND các huyện và các xã tổ

chức phổ biến, tuyên truyền quy hoạch phát triển làng nghề. Việc tuyên truyền cần phải thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi quy hoạch đã được triển khai, và với mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi...

Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh ra văn bản chỉ đạo và phân công các cơ quan

quản lý nhà nước cấp tỉnh có liên quan, UBND các huyện, UBND các xã phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề. Một quy hoạch thường do nhiều cơ quan tham gia và được thực thi trên một địa bàn rộng lớn do vậy phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác, các hoạt động triển khai quy hoạch chi tiết là hết sức đa dạng, phức tạp cùng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm bởi vậy nên cần phối hợp giữa các cấp, ngành để triển khai quy hoạch chung và các quy hoạch chi tiết của mỗi làng, mỗi nghề.

Bước 4: Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát

triển nghề và làng nghề, và thành lập Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề (thành viên là chuyên viên các sở Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy hoạch Kiến Trúc, Kế hoạch và Đầu tư .. để duy trì và điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề. Để duy trì được quy hoạch và đảm bảo thực hiện đúng các yếu tố của quy hoạch, đòi hỏi các cơ quan QLNN cùng với các cơ sở sản xuất nghề, cũng như các cơ quan, tổ chức có liên quan cần phải có sự đồng tâm, hiệp lực. Bên cạnh đó, cũng cần có nhiều kênh thông tin phản hồi quy hoạch để có thể tiến hành điều chỉnh quy hoạch nếu cần thiết. Việc điều chỉnh này phải đáp ứng được việc giữ vững mục tiêu ban đầu của quy hoạch phát triển làng nghề, tuy nhiên từ thực tế triển khai, có thể điều chỉnh các biện

pháp, cơ chế thực hiện quy hoạch tổng quát và quy hoạch chi tiết. Hoạt động này phải hết sức cẩn thận và chính xác, không làm biến dạng quy hoạch tổng thể ban đầu.

Bước 5: Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo phát triển nghề và làng

nghề theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, để đảm bảo quy

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w