- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề
1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)
4.1.2.2. Các phương hướng cụ thể
Thứ nhất, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề theo hướng tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư để phát triển mạnh các cụm công nghiệp làng nghề; đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh các làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh
Thực hiện quy hoạch mở rộng phát triển làng nghề tập trung, quy mô lớn đối với các làng nghề đã có, du nhập và phát triển các nghề TTCN và các làng nghề mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, gắn bó giữa truyền thống và hiện đại, tăng số hộ và số lao động sản xuất ngành nghề của các huyện; khắc phục sự manh mún, phân tán, nhỏ lẻ và tự phát trong sự phát triển làng nghề; thực hiện liên kết giữa sản xuất với cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ nhằm hỗ trợ thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm làng nghề; hỗ trợ các làng nghề về xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn các huyện miền núi của tỉnh; tăng cường hướng dẫn các hộ và doanh nghiệp làng nghề xử lý và bảo vệ môi trường sinh thái chung
Tập trung thực hiện quy hoạch khôi phục các làng nghề và nghề truyền thống đã và đang có xu hướng bị mai một, có nguy cơ không tồn tại, hiện còn với một số ít hộ dân vẫn bám trụ để giữ nghề như: làng nghề đan cót Thiệu Dương, làng đúc gốm sứ Lò Chum (TP Thanh Hóa), các làng nghề thêu dệt thổ cẩm của đồng bào Mường, Thái ở Ngọc Lặc, Quan Hóa, dệt sợi gai của người Thổ (Như Xuân)...Thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề, tạo sự gắn bó phát triển làng nghề với du lịch, lễ hội tạo ra các mô hình du lịch - làng nghề, lễ hội - làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh.
Thứ hai, đảm bảo quy hoạch phát triển làng nghề phải phù hợp và thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
i) Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020 cho phù hợp và thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh tới năm 2020; quy hoạch phát triển nông nghiệp,
quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh có liên quan. Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển chung của tỉnh đã được phê duyệt đến năm 2035, UBND tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch chi tiết của từng huyện thị, lấy đó làm căn cứ xác định chi tiết từng cụm công nghiệp ngành nghề, làng nghề sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương trong từng giai đoạn phát triển, tận dụng được cả nguồn nội lực và ngoại lực, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế địa phương.
ii)Kết hợp quy hoạch làng nghề với quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để đẩy mạnh loại hình du lịch - làng nghề, lễ hội - làng nghề, phát huy thế mạnh và tạo thị trường sản phẩm ổn định cho làng nghề phát triển.
iii)Quy hoạch làng nghề phải hướng vào tối đa việc tập trung vào các KCN, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã, hình thành các khu sản xuất tập trung, có quy mô hợp lý; khắc phục tình trạng tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, xen kẽ giữa phát triển làng nghề với khu dân cư để vừa tạo ra mối liên kết sản xuất, vừa bảo vệ môi trường từ đó nâng cao hiệu quả các làng nghề.
iv) Quy hoạch phát triển làng nghề phải gắn việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống với du nhập các ngành nghề mới, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, ứng dụng tiến bộ công nghệ hiện đại vào cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng trên cơ sở chủ động hợp tác quốc tế, mở rộng hình thức tiếp cận người tiêu dùng thông qua liên kết làng nghề với các tour du lịch, phát triển các hình thức chỉ dẫn địa lý, phát triển thị trường tiêu thụ, chủ động nguyên liệu, đảm bảo phát triển làng nghề bền vững.
v)Xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề nói chung cần phải gắn liền với quy hoạch phát triển chung của huyện, của tỉnh đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ. Làng nghề nói chung, ngành nghề TTCN nói riêng phải được coi là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, đối với Thanh Hóa.
vi) Quy hoạch làng nghề phải bao quát và toàn diện tất cả những điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như mặt bằng, điện, giao thông, cho tới các
điều kiện về thương mại, nguyên liệu, khoa học công nghệ, nhân lực, môi trường và xã hội… Cần đặt sự phát triển của làng nghề Thanh Hóa trong mối quan hệ phát triển với các làng nghề trong nước và ngoài nước.
vii) Quy hoạch làng nghề phải theo hướng mở, dựa trên những dự báo khoa học về nhu cầu thị trường, nằm trong tổng thể chiến lược chung của toàn tỉnh, toàn vùng và của cả nước. Quy hoạch phát triển làng nghề cũng phải phù hợp với khả năng và ngân sách địa phương, nếu không cần thiết, không nên đầu tư quá lớn, gây tồn đọng và lãng phí.
Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề theo hướng: tuân thủ tính thống nhất giữa kinh tế và chính trị, giữa tập trung và dân chủ, tăng cường tính chủ động của địa phương trong thực hiện các chức năng quản lý được phân công
Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề cho các địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) cần phải theo hướng sau:
i) Thực hiện trao quyền cần đi đôi với tăng trách nhiệm giải trình, chịu trách nhiệm cá nhân trong QLNN đối với làng nghề ở cấp địa phương. Việc trao quyền cho địa phương trong QLNN đối với làng nghề là cần thiết nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt để đề ra các quy hoạch, chính sách phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng chính sách đặc thù. Tuy nhiên, việc trao quyền tăng lên, quyền lực của bộ máy QLNN địa phương tăng lên cũng đòi hỏi phải có cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà nước ở địa phương, tránh việc lạm quyền, lợi dụng trục lợi cá nhân, gây tổn hại tới xã hội.
ii) Việc trao quyền và quy định trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân trong QLNN đối với làng nghề phải tương đương nhau. Điều này đảm bảo tính tương xứng giữa quyền và trách nhiệm của các cấp QLNN ở địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, nhất là tăng trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân ở cấp tỉnh, đảm bảo hài hòa về bộ máy phân cấp và trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong quản lý đối với làng nghề ở địa phương.
iii)Việc phân cấp, phân quyền cần thực hiện triệt để, để công tác quản lý ở các cấp huyện, phường, xã không bị buông lỏng. Tuy nhiên, thực hiện phân
cấp, phân quyền cần đi đôi với tăng cường bảo đảm dân chủ cơ sở. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo việc phân cấp QLNN trong phát triển làng nghề đi đúng hướng, thiết lập mô hình kiểm soát từ trên xuống và dưới lên bằng cơ chế giải trình. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi phải có sự tham gia và minh bạch hóa thông tin QLNN đối với làng nghề trong tất cả các khâu.
Thứ tư, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển làng nghề theo hướng khai thác các thế mạnh của từng địa phương, đồng thời lồng ghép, tiết kiệm và tăng hiệu quả nguồn lực đầu tư nhằm kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành và lãnh thổ đồng thời đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với làng nghề
i) Căn cứ vào chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đã được phê duyệt, UBND tỉnh cùng các cơ quan chịu trách nhiệm cần xây dựng kế hoạch thực hiện, chú trọng khai thác triệt để khả năng tham gia của hiệp hội làng nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghề, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp… Kế hoạch thực hiện cần chú trọng lồng ghép các chủ trương, chính sách có cùng mục tiêu phát triển làng nghề nhằm đảm bảo tính thống nhất, công bằng trong triển khai và tránh lãng phí.
ii) Triển khai thực hiện chính sách phát triển làng nghề cần đảm bảo tính đúng đắn, kịp thời, đúng quy trình và thủ tục pháp lý. Việc triển khai phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các địa phương, các cấp, ngành trong tỉnh.
iii) Đối với các nghề truyền thống, LNTT cần được bảo tồn, các nghề có khả năng phát triển nhanh, trong xây dựng chính sách cần bổ sung các ưu tiên đặc thù. Tỉnh cần xây dựng bộ tiêu chí nhằm chọn lọc các nghề, làng nghề có tiềm năng hoặc cần bảo tồn đặc biệt để xây dựng kế hoạch mở rộng quy mô, có trọng tâm, trọng điểm và phát triển ổn định, bền vững. Trong đó, chú trọng tới phát triển các nghề, làng nghề có giá trị truyền thống - văn hóa, có khả năng mở rộng thị trường gắn với truyền thống văn hóa của địa phương; khuyến khích phát triển và mở rộng các làng nghề gắn với các tuyến du lịch hoặc trên các tuyến mở rộng thành phố, thị xã, thị tứ…