Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về GNRRTH:

Một phần của tài liệu Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ (Trang 69 - 72)

Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về GNRRTH là một trong hai hợp phần của đề án 1002. Công tác truyền thông thuộc giải pháp phi công trình, đóng vai trò quan trọng trong việc QLRRTT-DVCĐ.

Truyền thông là một quá trình sử dụng các kênh truyền thông nhằm thúc đẩy và hỗ trợ cho cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi và duy trì hành vi mới.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng là điều kiện cần thiết cho quá trình thay đổi hành vi.

Ghi nhớ:

 Truyền thông thay đổi hành vi phải là một quá trình tiếp diễn và liên tục, nó bao gồm các hoạt động có tính liên kết và tương hỗ lẫn nhau.

 Truyền thông thay đổi hành vi nên là một tập hợp các hoạt động truyền thông khác nhau, nhưng không được tách rời riêng biệt.

1. Các kênh truyền thông thường sử dụng Truyền thông trực tiếp

 Giáo dục đồng đẳng  Tư vấn

 Thảo luận nhóm, diễn đàn  Tập huấn

 Làm mẫu thực hành

Truyền thông gián tiếp thông qua

 Biểu diễn văn nghệ, đóng kịch, múa, …  Kể chuyện

 Tranh vẽ, tượng  Phim, ảnh

 Tài liệu, tờ rơi, panô, áp phích  Phương tiện thông tin đại chúng

Lưu ý về nội dung của sản phẩm truyền thông

 Nội dung phù hợp với đối tượng chính.  Thông điệp rõ ràng, dễ hiểu và dễ nhớ

 Thông điệp được truyền tải thông qua hình ảnh minh họa

 Thông tin bằng ngôn ngữ, chữ viết phải chinh xác và đáng tin cậy

2. Các bước thiết kế một chương trình truyền thông Xác định các yếu tố nguy cơ

 Các hành vi nguy cơ đang được cộng đồng quan tâm;

 Sự việc thực tế, sự kiện nổi bật xảy ra tại cộng đồng có liên quan đến các hành vi nguy cơ;

 Mối liên quan của các vấn đề tại cộng đồng;

 Xác định các hành vi nguy cơ cần ưu tiên thay đổi;

Xác định nhóm đối tượng

Xác định đối tượng tham gia truyền thông dựa vào các yếu tố nguy cơ tại cộng đồng (ví dụ chặt phá rừng, làm nhà ở nơi có nguy cơ thảm họa cao, không chịu tham gia sơ tán...)

 Tìm kiếm các thông tin về nhóm đối tượng nhằm xác định đúng nhu cầu , từ đó xác định được các hành vi nguy cơ mà họ đang có và những hành vi mong muốn nhằm làm giảm hoặc xóa bỏ nguy cơ.

 Xác định và tìm hiểu nhóm đối tượng để trả lời cho các câu hỏi: Họ là ai? Họ có cuộc sống như thế nào? Họ đang có những hành vi nào? Họ đang có những mong muốn gì? Họ thích điều gì? Họ không thích điều gì? Họ sử dụng thời gian của họ như thế nào?

Xây dựng mục tiêu của truyền thông thay đổi thành vi

 Mục tiêu của truyền thông thay đổi hành vi được xác định căn cứ vào hành vi hiện tại và hành vi mong muốn

 Để xây dựng mục tiêu của truyền thông thay đổi hành vi cần hiểu biết đầy đủ về mục tiêu của chương trình, việc thay đổi hành vi của nhóm đối tượng và định hướng truyền thông

Lập kế hoạch truyền thông

 Xây dựng mục tiêu truyền thông

 Xây dựng các chỉ số đánh giá hiệu quả  Xác định nguồn lực

 Lập kế hoạch chi tiết: xác định nguồn nhân lực, vật lực, kinh phí, thời gian thực hiện

 Phương pháp đánh giá hoạt động truyền thông

Xây dựng các thông điệp

Thông điệp truyền thông hiệu quả

 Gây chú ý và đáng tin cậy  Phù hợp và dễ nhớ

 Có động cơ thúc đẩy

 Bao gồm cả lời kêu gọi hành động  Truyên truyền về lợi ích

 Tác động đến tình cảm và suy nghĩ  Gắn kết với các dịch vụ và sản phẩm  Cung cấp nhiều sự lựa chọn

 Có tính tích cực

Lựa chọn các phương pháp truyền thông

 Căn cứ vào thông điệp truyền thông để đưa ra phương pháp truyền thông phù hợp và hiệu quả

 Một phương pháp truyền thông có thể phù hợp với nhiều thông điệp khác nhau

 Một thông điệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chuyển tải  Sự tham gia của nhóm đích sẽ giúp lựa chọn được phương pháp truyền

thông phù hợp hơn với nhóm đích

Thử nghiệm sản phẩm truyền thông

Cần đánh giá và rút kinh nghiệm về

 Tính toàn diện  Tính hấp dẫn  Tính thuyết phục  Tính tích cực, thúc đẩy hành động  Chấp nhận được  Đúng đối tượng đích

3. Thực hiện hoạt động truyền thông

Khi thực hiện truyền thông cần lưu ý

 Linh hoạt

 Hỗ trợ lẫn nhau

 Luôn theo dõi sự liên kết của các nội dung truyền thông  Kiểm soát thời gian

Đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông

 Xây dựng các chỉ số đánh giá (định lượng, định tính)

 Lựa chọn phương pháp đánh giá (Bảng hỏi KAP, phiếu tự điền, phỏng vấn sâu cá nhân, thảo luận tập trung,…)

 Xây dựng công cụ đánh giá (dựa vào các chỉ số cần thu thập)  Tổng hợp đánh giá, nhận xét, rút bài học kinh nghiệm)

Tổng kết bài học:

- Trong công tác giảm nhẹ RRTH-DVCĐ, các biện pháp phi công trình thường được áp dụng nhiều hơn do ít tốn kém hơn nhưng có thể đem lại hiệu quả cao - Khi xác định các biện pháp giảm nhẹ RRTH trong bối cảnh BĐKH, ngoài việc

huy động tối đa các kiến thức và kinh nghiệm bản địa, các hướng dẫn viên cũng cần giới thiệu các kiến thức khoa học và phương tiện hiện đại để cộng đồng áp dụng phù hợp với điều kiện của địa phương

Tài liệu tham khảo

Bài 5: LẬP KẾ HOẠCH GIẢM NHẸ RỦI RO THẢM HỌA VÀ THÍCH ỨNG VỚI BĐKH

Mục đích: bài này nhằm giới thiệu:

- Khái niệm và mục đích của lập kế hoạch GNRRTH và TƯBĐKH có sự tham gia của cộng đồng

- Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch có sự tham gia - Qui trình lập kế hoạch

- Nội dung chính của kế hoạch

Nội dung chính của bài này gồm các phần sau đây:

1. Lập kế hoạch giảm nhẹ RRTH và thích ứng với BĐKH

- Khái niệm

- Mục đích, tầm quan trọng

- Nội dung chính của kế hoạch QLRRTH-DVCĐ - Quy trình lập kế hoạch

- Các bảng biểu sử dụng để lập kế hoạch có sự tham gia

2. Lồng ghép kế hoạch giảm thiểu rủi ro và thích ứng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương

- Mối liên hệ giữa thiên tai và phát triển

- Qui trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội

- Phương pháp lồng ghép kế hoạch giảm thiểu RRTH vào kế hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Nhưng kiến thức cơ bản về RRTTDVCĐ (Trang 69 - 72)