1. Rủi ro thảm họa:
Là những tổn thất tiềm ẩn về tính mạng, tình trạng sức khỏe, các hoạt động sinh kế, tài sản và các dịch vụ do thảm họa gây ra cho một cộng đồng hoặc một xã hội cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức đơn giản sau được giới thiệu để minh họa cho mối liên hệ giữa ba yếu tố chính trong rủi ro thảm họa:
Rủi ro trong thảm họa <-> Hiểm họa x Tình trạng dễ bị tổn thương Khả năng
Như vậy, nếu cường độ hiểm họa rất lớn, tình trạng dễ bị tổn thương cao và khả năng yếu thì rủi ro thảm họa là rất cao. Nếu chính quyền địa phương và người dân trong cộng đồng không thể tự chống chịu được tình trạng khẩn cấp khi hiểm họa xảy ra thì THẢM HỌA sẽ xảy ra.
Tình trạng dễ bị tổn thương của con người tăng lên theo sự tác động các hiểm hoạ - điều này không mang tính kỹ thuật mà là vấn đề xã hội. Mỗi người đều có những khả năng khác nhau để dự đoán, lập kế hoạch, tồn tại và phục hồi từ những tác động có hại của hiểm hoạ hoặc thảm họa. Tuy nhiên, khả năng đối phó với hiểm hoạ lại do các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hình thành trong một bối cảnh môi trường cụ thể.
Rủi ro thảm họa trong cộng đồng sẽ giảm đi nếu tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng được giảm thiểu và khả năng của họ được tăng cường.
Rủi ro thảm họa trong cộng đồng cũng sẽ giảm đi nếu hiểm họa trong cộng đồng được xác định và có các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ.
Do đó, khi đánh giá rủi ro thảm họa để lập kế hoạch thì cần căn cứ vào thực tế của địa phương để xác định những yếu tố phải tác động trong phương trình trên nhằm giảm nhẹ rủi ro thảm họa có hiệu quả nhất tại cộng đồng.