Mô hình dịch vụ PaaS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây (Trang 33 - 35)

2.1. Giới thiệu PaaS

Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một nền tảng (platform) cho khách hàng. Khách hàng sẽ tự phát triển ứng dụng của mình nhờ các công cụ và môi trƣờng phát triển đƣợc cung cấp hoặc cài đặt các ứng dụng sẵn có trên nền platform đó. Khách hàng không cần phải quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng bên dƣới bao gồm cả mạng, máy chủ, hệ điều hành, lƣu trữ, các công cụ, môi trƣờng phát triển ứng dụng nhƣng quản lý các ứng dụng mình cài đặt hoặc phát triển.

Nhân tố quyết định làm cho PaaS độc đáo là nó cho phép các nhà phát triển xây dựng và triển khai các ứng dụng web trên một cơ sở hạ tầng lƣu trữ trên máy chủ. Nói cách khác, PaaS cho phép chúng ta tận dụng tài nguyên tính toán dƣờng nhƣ vô hạn của một cơ sở hạ tầng đám mây.

Hình 11: Mô hình đám mây PaaS

Dịch vụ PaaS cung cấp nền tảng điện toán cho phép khách hàng phát triển các phần mềm, phục vụ nhu cầu tính toán hoặc xây dựng thành dịch vụ trên nền tảng Cloud dó. Dịch vụ PaaS có thể đƣợc cung cấp dƣới dạng các ứng dụng lớp giữa (middleware), các ứng dụng chủ (application server) cùng các công cụ lập trình với ngôn ngữ lập trình nhất định để xây dựng ứng dụng. Dịch vụ PaaS cũng có thể đƣợc xây dựng riêng và cung cấp cho khách hàng thông qua một API riêng.

Khách hàng xây dựng ứng dụng và tƣơng tác với hạ tầng CC thông qua API đó. Ở mức PaaS, khách hàng không quản lý nền tảng Cloud hay các tài nguyên lớp nhƣ hệ điều hành, lƣu giữ ở lớp dƣới. Khách hàng điển hình của dịch vụ PaaS chính là các nhà phát triển ứng dụng (ISV) [7].

Dịch vụ App Engine của Google là một dịch vụ PaaS điển hình, cho phép khách hàng xây dựng các ứng dụng web với môi trƣờng chạy ứng dụng và phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java hoặc Python.

Những đặc trƣng tiêu biểu PaaS là:

- Phục vụ cho việc phát triển, kiểm thử, triển khai và vận hành ứng dụng giống nhƣ là môi trƣờng phát triển tích hợp.

- Cung cấp các công cụ khởi tạo với giao diện trền nền web. - Kiến trúc đồng nhất.

- Tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ liệu. - Hỗ trợ công tác nhóm phát triển.

- Cung cấp các công cụ hỗ trợ tiện ích khác.

2.2. Ƣu điểm của PaaS

- Hƣớng việc sử dụng công nghệ để đạt đƣợc mục đích tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc phát triển ứng dụng đa ngƣời dùng cho những ngƣời không chỉ trong nhóm lập trình mà có thể kết hợp nhiều nhóm cùng làm việc.

- Mong đợi ở ngƣời dùng có kiến thức có thể tiếp tục hoàn thiện và hỗ trợ tƣơng tác với nhiều ngƣời để giúp xác định mức độ khó khăn của vấn đề chúng ta gặp phải.

- Giảm chi phí khi trừu tƣợng hóa công việc lập trình ở mức cao để tạo dịch vụ, giao diện ngƣời dùng và các yếu tố ứng dụng khác.

- Giảm chi phí ngoài lề khi tích hợp các dịch vụ về bảo mật, khả năng mở rộng, kiểm soát lỗi…

- Khả năng tích hợp nhiều nguồn dịch vụ web.

- Ƣu điểm trong những dự án tập hợp những công việc nhóm có sự phân tán về địa lý.

- Dịch vụ nền tảng (Paas) đang đƣợc quan tâm ở những tính năng vốn đƣợc yêu thích bởi dịch vụ phần mềm, bên cạnh đó còn tích hợp các yếu tố về nền tảng hệ thống.

2.3. Hạn chế của PaaS

- Giới hạn phát triển: độ phức tạp khiến nó không phù hợp với yêu cầu phát triển nhanh vì những tính năng phức tạp khi thực hiện trên nền tảng web.

- Ràng buộc bởi nhà cung cấp: do giới hạn phụ thuộc và dịch vụ của nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình dịch vụ trong điện toán đám mây (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)