Khái quát chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 35 - 41)

hoạt động tố tụng hình sự gây ra của pháp luật một số nước trên thế giới Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới với nền tư pháp phát triển hay kém phát triển thì hiện tượng oan, sai trong tố tụng vẫn xảy ra. Nhằm khắc phục vấn đề này, Điều9 Tuyên ngônQuốc tế nhân quyền năm 1948, Khoản6 Điều 14 Công ước Dân sự chính trị ngày 16/12/1966 nêu rõ: “Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán”[56]. “Khi một người bị kết án về một tội hình sự bởi một quyết định chung thẩm và sau đó bản án bị huỷ bỏ, hoặc người đó được tha trên cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thấy rõ ràng có sự xét xử oan, thì người đã phải chịu hình phạt theo bản án trên, theo luật, có quyền yêu cầu được bồi thường, trừ trường hợp cơ quan tố tụng chứng minh rằng việc sự thật không được làm sáng tỏ tại thời điểm đó hoàn toàn hoặc một phần là do lỗi của người bị kết án gây ra..” [17]

Từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷXX, quan điểm “miễn trừ quốc gia tuyệt đối” dần trở nên lạc hậu và hạn chế áp dụng; nhiều quốc gia bắt đầu đưa ra chế định pháp luật Nhà nước là chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và xác định đây là trách nhiệm thay thế của Nhà nước trước hành vi của người thực hiện nhiệm vụ công gây ra. Và như vậy, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bắt đầu xuất hiện và ngày càng được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới như: Luật liên bang về trách nhiệm bồi thường nhà nước của Đức năm 1909, Luật bồi thường nhà nước của Nhật bản năm 1947, Luật trách nhiệm Nhà nước của Canada năm

Trách nhiệm nhà nước và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước chính là nguyên tắc đạo lý của xã hội công dân. Ở một xã hội càng văn minh, hiện đại thì càng đòi hỏi tính chịu trách nhiệm phải cao. Ở xã hội đó, Nhà nước phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Thế nhưng, mặc dù trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được thừa nhận nhưng điều quan trọng hơn là phải tạo ra cơ chế để xác định trách nhiệm đó đến đâu và việc thực thi trách nhiệm đó như thế nào. Điều đó không hề đơn giản đòi hỏi phải có một hệ thống cơ quan tài phán với cơ cấu tổ chức, trình tự thủ tục chặt chẽ, ngắn gọn, đảm bảo việc giải quyết bồi thường được độc lập, khách quan, nhanh chóngvà công bằng.

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã ban hành các quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà nước do hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Tuy vậy, do phụ thuộc vào hệ thống chính trị mỗi nước khác nhau mà chế định tài phán trong việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai do người có thẩm quyền của CQTHTTHS gây ra của pháp luật các nước cũng có những khác nhau nhất định.

Theo pháp luật Canada, đối với các yêu cầu đòi BTTH trong tố tụng hình sự, các bang sẽ thành lập Hội đồng để xem xét việc bồi thường và chi trả từ ngân sách của bang. Hội đồng có tối thiểu 5 thành viên do Thống đốc bang (Lieutenant Governor in Council) chỉ định. Do pháp luật Canada không quy định về thủ tục bồi thường cho người bị kết tội oan hay nạn nhân của tội phạm công vụ nên thủ tục bồi thường cho người bị thiệt hại do các sai lầm của bản án hình sự được thực hiện theo án lệ. Sau khi nhận đơn, Hội đồng sẽ tiến hành phiên họp công khai để xét đơn (trừ trường hợp cần phải họp kín) với sự tham gia của Tổng chưởng lý, người nộp đơn, người liên quan và kể cả người phạm tội công vụ (nếu có thể). Nếu xét thấy có khả năng được đền bù, Hội đồng sẽ quyết định đền bù tạm thời cho người yêu cầu một khoản đối với

chi phí chữa bệnh, mai táng. Khoản này cũng không bị truy thu nếu sau này Hội đồng quyết định không bồi thường cho người yêu cầu. Việc bồi thường cũng không phụ thuộc vào việc người gây thiệt hại có bị buộc tội hay không mà dựa trên sự đánh giá, xem xét mọi yếu tố liên quan đến hậu quả thiệt hại. Tuy nhiên, người có đơn yêu cầu vẫn có quyền khởi kiện dân sự đòi BTTH do thương tích hoặc cái chết gây ra nhưng phải thông báo cho Hội đồng để truy nộp lại toàn bộ các khoản tiền đã được bồi thường. [59, tr.6, 7]

Theo pháp luật Thụy Điển, cơ quan chuyên trách của Chính phủ về bồi thường thiệt hại là Văn phòng bồi thường thiệt hại. Văn phòng có 9 luật sư và 4 cán bộ quản lý cùng một số nhân viên giúp việc. Cơ quan này thực hiện chức năng giúp một số việc cho Chính phủ trong đó có việc xem xét giải quyết bồi thường cho người bị bắt, giam giữ và bị tù oan. [23, tr.30]

Theo pháp luật Cộng hòa Pháp, việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo một trình tự đặc biệt và do Phòng hình sự Toà phá án thực hiện. Việc không trao thẩm quyền xét xử BTTH cho Toà án, cơ quan đã gây oan, sai là nhằm tránh sự thiếu công bằng và thiếu khách quan của các cơ quan đó trong việc họ phải bồi thường cho người bị thiệt hại (người đã được kết luận là oan, sai) [23, tr.30]. Về thủ tục yêu cầu và giải quyết bồi thường, đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần đuợc xem xét sau khi đã có quyết định của Toà án xét lại công nhận sự vô tội của người này. Quyết định đó sẽ được niêm yết tại thành phố mà quyết định kết án đã được công bố; tại địa phương nơi xảy ra vụ án và tại nơi thường trú của người đệ đơn, tại nơi sinh và nơi ở cuối cùng của người đã bị kết án sai nếu người ấy đã chết; với cùng một điều kiện văn bản của quyết định cũng được công bố toàn văn trong công báo và trong 05 tờ báo khác do Toà án chọn, chi phí công bố này do nhà nước trả. Trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất, người có quyền yêu cầu phải làm một đơn viết tay trên giấy có dán tem và được đăng ký nếu không sẽ không

được chấp nhận. Đơn yêu cầu bồi thường này phải đăng ký, việc đăng ký có thể được làm vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình xem xét lại bản án nhưng không thể sau quyết định xem xét lại được công bố.[50]

Theo pháp luật Trung Quốc, người bị thiệt hại có thể yêu cầu trực tiếp cơ quan có nghĩa vụ bồi thường phải bồi thường cho mình, nếu không thoả đáng có quyền yêu cầu cơ quan cấp trên cơ quan đó giải quyết. Và nếu vẫn không thoả đáng thì cơ quan giải quyết cuối cùng là Hội đồng bồi thường của Toà án nhân dân. Nếu các bên vẫn không thoả thuận được với nhau thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện dân sự tại Toà án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự. Người bị oan sai trong tố tụng hình sự có thể đưa ra yêu cầu bồi thường đối với bất cứ cơ quan nào có nghĩa vụ bồi thường. Cơ quan nào nhận được đơn trước sẽ có nhiệm vụ giải quyết, nếu không thoả đáng, đương sự có quyền kiện lên Hội đồng bồi thường của Toà án theo thủ tục tố tụng [49, tr.14].

Theo pháp luật Hàn Quốc, trong từng vụ việc cụ thể thì Toà án đã tuyên bố vô tội sẽ xem xét, quyết định mức bồi thường trên cơ sở các tình tiết cụ thể như thời gian người bị oan bị giam giữ dài hay ngắn, mức căng thẳng, ảnh hưởng thần kinh cao hay thấp, thu nhập bị mất hoặc giảm sút, mức độ lỗi gây oan sai của cơ quan tiến hành tố tụng là vô ý hay cố ý... Theo đó, một “Hội đồng đền bù” được thành lập tại Văn phòng công tố vùng để giải quyết đối với người bị oan- khác với Hội đồng bồi thường nhà nước theo Luật bồi thường Nhà nước. Toà án đã ra phán quyết vô tội chính là Toà án thụ lý yêu cầu đòi bồi thường. Theo Luật Đền bù hình sự Hàn Quốc, người được tuyên bố vô tôi không cần phải tìm hiểu cá nhân người tiến hành tố tụng nào đã thực hiện hành vi gây oan sai, gây thiệt hại cho họ mà chỉ cần xác định mức độ thiệt hại để yêu cầu đền bù. Đối với những phán quyết sai lầm của công tố có liên quan đến hoạt động tư pháp sẽ có một cơ chế bồi thường tự động để đảm bảo công tố viên tham gia hoạt động một cách tích cực đồng thời bảo vệ được

nhanh chóng các quyền lợi của người bị hại, Hội đồng đền bù tại Văn phòng công tố cấp vùng sẽ quyết định mức bồi thường là bao nhiêu. Đối với nghị phạm bị giam giữ nhưng không bị truy tố, họ có quyền đòi Nhà nước bồi thường cho việc giam giữ đó. Cơ quan giải quyết bồi thường nghi phạm là Uỷ ban bồi thường nghi phạm, được thành lập trong cơ quan hành chính công tố cấp vùng và được đặt dưới sự giám sát và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thẩm quyền, tổ chức và hoạt động của Uỷ ban được quy định trong Sắc lệnh của Tổng thống. Cá nhân có yêu cầu bồi thường phải gửi yêu cầu tới Uỷ ban bồi thường nghi phạm của cơ quan hành chính công tố vùng nơi công tố viên ra quyết định không truy tố làm việc hoặc tới Uỷ ban bồi thường nghi phạm của cơ quan hành chính công tố quận có chi nhánh mà công tố viên ra quyết định không truy tố làm việc.[35]

Theo pháp luật Nhật Bản, Toà án đã tuyên vô tội có thẩm quyền thụ lý và giải quyết yêu cầu bồi thường. Tương tự như quy định bồi thường trong tố tụng hình sự của Pháp, việc không trao thẩm quyền xét xử bồi thường thiệt hại cho Toà án, cơ quan đã gây oan sai là để đảm bảo khách quan, công bằng trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị tuyên oan sai [23, tr.20]. Khi tranh chấp bồi thường phát sinh thì vụ việc được giải quyết theo các thủ tục tố tụng dân sự. Bị đơn là Nhà nước được đại diện bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Các hoạt động bào chữa do một “chưởng lý chỉ định” và Bộ trưởng Bộ Tư pháp lựa chọn. [55, tr.89]

Theo pháp luật Phi-lip-pin, đối với những người bị thiệt hại do oan, sai trong tố tụng hình sự có quyền kiện lên Ủy ban xem xét khiếu nại của công dân thuộc Bộ Tư pháp. Ủy ban xem xét khiếu nại của công dân sẽ xem xét thông qua một thủ tục nhanh chóng và khôngtốnkém trong vòng 30 ngàykể từ ngày nhận được đơn khiếu kiện. Không đồng ývới quyết định của Ủyban,

quyền kháng án lênBộ trưởng Bộ Tư pháp. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp làquyết định cuối cùng và có giátrị thi hành.[8]

Như vậy, pháp luật của các nước ngoài việc quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp hình sự còn quy định cả cơ chế xem xét trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để thông qua đó bảo đảm được việc BTTH cho người bị oan, sai do hành vi tố tụng của người có thẩm quyền của CQTHTTHS gây ra.

Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu BTTH, pháp luật các nước quy định theo hai hình thức khác nhau:

- Giao chochính cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết yêu cầu bồi thường, vànếu thỏa thuận không thành thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu một cơ quan giải quyết tiếp theo là Toà án; hoặc

- Giao cho một cơ quan chuyên trách đại diện cho Nhà nước giải quyết bồi thường. Cơ quan chuyên trách đó thường là Bộ Tư pháp (Nhật Bản, Bỉ, Tây Ban Nha...), Uỷ ban thuộc Bộ Tư pháp (Philipin), Tổng chưởng lý (Canada). Trường hợp không thoả thuận được mà người bị thiệt hại khởi kiện ra Toà thì cơ quan này đại diện cho Nhà nước trước Toà.

Về thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, pháp luật các nước quy định cơ bản thực hiện theo trình tự: Người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu BTTH đến cơ quan quản lý người đã gây thiệt hại cho mình hoặc cơ quan chuyên trách giải quyết bồi thường (theo luật định); người bị thiệt hại và cơ quan quản lý người công chức gây thiệt hại tiến hành hòa giải, thương lượng về yêu cầu bồi thường phù hợp với quy định pháp luật; nếu các bên không thỏa thuận được, thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc cơ quan chuyên trách giải quyết bồi thường (theo luật định).

Chương2

NỘI DUNG CHẾ ĐỊNH TÀI PHÁN ĐỐI VỚI

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

HÌNH SỰ GÂY RA CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 35 - 41)