Thực tiễn thi hành các quy định về hệ thống tài phán đối với bồi thường thiệt hại cho người bị oan, sai do hoạt động tố tụnghình sự gây

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 72 - 78)

ra

Trên cơ sở điều Điều 37, Điều 21, 22, 23 Luật TNBTCNN, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thườngquyđịnh của Luật TNBTCNN mà người bị thiệt hạikhôngnhận được quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có tráchnhiệm bồi thườngmà khôngđồngý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện TAND cấp huyện nơi cá nhânbị thiệt hại cư trú, làm việc, nơi tổ chức bị thiệt hại đặt trụ sở, nơi thiệt hại xảy ra... theo sự lựa chọn của người bị thiệt hại hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về tố tụngdânsự. [41]

Theo quyđịnh của Bộ luật tố tụng dânsự và Luật tổ chức Toà án nhân dân, hệ thống cơ quan TAND cóchức năng xétxử các tranhchấp này Toà án cấp huyện và cấp phúc thẩm là TAND cấp tỉnh; trường hợp vụ kiện thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩmthìcấp phúc thẩm là Toà phúc thẩm TANDTC. Như đã phân tích tại Mục 2.2.2.2 về thủ tục giải quyết tại Tòa án đối với yêu cầu BTTH do người có thẩm quyền của CQTHTTHS gây ra, nếuTANDcấp tỉnh bị kiệntrongvụ kiệndânsự đòiBTTH thìcũng sẽ

mang hai tư cách: bị đơn- cóquyềnkháng cáo theo thủ tục phúc thẩmvà Toà án cấptrên- cóquyềnkhángnghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Và theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì VKSND có chức năng thực hành quyềncông tố và kiểmsát các hoạt động tư pháp, trong đó có cả việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Và như vậy, trong trường hợp VKSND bị kiện trong vụ kiệndânsự đòi BTTH thìcũng sẽ mang haitưcách: bị đơn- cóquyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, và cơ quan kiểm sát hoạt động xét xử- có quyềnkhángnghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Xét về mặt lý thuyết, dường như mọitranh chấp giữacác bên vớinhau trong nếu không tự giải quyết được thì đưa ra Toà án để giải quyết là công khai, côngbằng nhất vìđó là một cơquan có tính độc lập, có chuyên môn tài phán và cóquyền nhân danh Nhànước đểphánxử. Tuy nhiên, đối với việc tài phán trongbồi thườngoan, sai mà các CQTHTTHS là bị đơn thì quyđịnh này đã bộc lộ sự khôngđảm bảokhách quan trong quá trình xétxử, bởi lẽ:

Thứ nhất, trong chừng mực nào đó, các cơ quan tiến hành tố tụng có mối quanhệ vớinhau, giữa sự phân công trong nhiệm vụ thực hiện quyền lực nhà nước giữa nhưng lại có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung trong giải quyết vụ án hình sự. Trong thực tế, tình trạng họp ba ngành Công an- Tòa án- Kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn còn phổ biến. Điều này được xem là sự thống nhất quan điểm giải quyết vụ án trọng điểm, án phức tạp về tội danh, mức độ xử lý... để việc điều tra, truy tố, xét xử được đúng đắn ngay từ đầu. Đặc biệt, có vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng còn đưa được ra lịch xét xử sẽ vào thời điểm nào trong khi mới bắt đầu điều tra vụ án. Tuy nhiên, tình trạng này cũng dễ dẫn đến việc đánh giá chủ quan, phiến diện đối với việc giải quyết vụ án, làm mất đi sự độc lập, khách quan của người tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên,

Thẩm phán cho dù họ có thể có sự nhận định khác. Chính vì mối quan hệ công tác của những người tiến hành tố tụng, giữa các CQTHTTHS như vậy nên nếu một trong các cơ quan đó là bị đơn và Tòa án là cơ quan thụ lý thì sẽ không đảm bảo khách quan trong quá trình giải quyết.

Thứ hai, trường hợp Toà án cấp dưới xử Toà cấp trên hoặc xử chính mình thì không thể không đảm bảo sự khách quan, độc lập. Trên cơ sở nguyên tắc củapháp luật tố tụng dânsự, người tiến hành tố tụng phải bịthay đổi nếu họ là người thân thích với một bênđương sự trong vụ án mà họ đang giải quyết để đảm bảo sự khách quan vô tư trong khi tiến hành tố tụng. Như vậy, nếuxétgiữa góc độcá nhân, thìsựthân thích cóthể là liên quanđến ruột thịt, họ hàng..., kể cả bạnbè, người cóảnh hưởng khác...Xét ở góc độ đương sự là một chủ thể độc lập, có thể là pháp nhân, tổ chức, kể cả làthuộc một hệ thống thì việc quy định Toà án thụ lý giải quyết yêu cầu bồi thường oan sai như hiện hành vẫn tạo ra sự mâu thuẫn trong quy định khi mà Toà án cấp dưới, Thẩmphán đương nhiên có sự phụ thuộc về công tác, nhânsự với Toà án cấp trên... chịu sự ảnh hưởng, sự chỉ đạo củaToà áncấp trên thì khôngthể đảm bảo sự vô tư, khách quan khi xét xử các cơ quan tiếnhành tố tụng, phải xét xử chính mình, thậm chí cả Toà án cấp trêncủa mình. Giả sử trường hợp Tòa án cấp huyện phải thụ lý để xét xử một vụ án mà chính mình là bị đơn. Thẩm phán là một nhân sự của Tòa ánđó, chịu sự chỉ đạo trong công tác của Chánh án Toà án đó, là người quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ án và Chánh án lại là người đại diện theo pháp luật của Toà án tham gia quan hệ bồi thường thì khi xét xử lại nhân danh Nhà nước, Thẩm phán vẫn không tránh khỏi mối liên hệ ảnh hưởng, chỉ đạo của Chánh án. Và trong thực tế, tình trạng lãnh đạo Tòa án duyệt án, chỉ đạo án và hiện tượng “án bỏ túi” vẫn còn diễn ra làm mất đi sự độc lập, khách quan của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Còn trong trường hợp Tòa án cấp huyện thụ lý vụ án mà bị

đơn là Tòa áncấp trên. Rõ ràng là cóảnh hưởng về công tác, nhânsự vì theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án cấp trên quản lý Tòa án cấp dưới. Mặt khác, Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án đó (có thẩm quyền đưa ra phán quyết có hiệu lực pháp luật liên quan đến chính mình) lại chính là bị đơn thì không thể có sự khách quanđược.

Một mình chứng thực tế là trường hợp của ông Bùi Văn Mãnh khởi kiện tại TAND huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) yêu cầu TAND tỉnh Tiền Giang bồi thường thiệt hại với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng cho 4 năm3 tháng tù oan. Tuy nhiên, tạiphiên toà ngày 09/11/2004, TANDhuyệnGò Công Tâyđã tuyên buộc TAND tỉnh Tiền Giang trả bằng đúng số tiền mà Toà án tỉnh đã đồng ý trả cho ông Mãnh 146 triệu đồng. Ông Mãnh tiếp tục kháng cáo. TAND tỉnh TiềnGiangcũng kháng cáo.

Ngày 30/3/2005, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm tăng mức bồi thường cho ông Mãnh thêm 6 triệu đồng, đồng thời cũng miễn án phí cho chính mình 6 triệu đồng và sửa án sơ thẩm, ghi “TAND tỉnh Tiền giang có trách nhiệm bồi thườngngay sau khiBộtài chính cấpkinh phí”.

Nhưng đó cũng không phải trường hợp hy hữu. Năm 2007, trêncơ sở Quyết địnhgiámđốc thẩm số130/HS-GĐTngày 08/10/1998 của Toà án nhân dân tối cao, ông Nguyễn Hồng Cầu khởi kiện tại TAND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đòiTAND thành phố HảiPhòng rabồi thường thiệt hại hơn648,6 triệu đồng dobị kết án oan. Không đồng ý vớiphán quyết của TAND huyện Tiên Lãng (chỉ chấp nhận buộc TAND thành phố Hải Phòng bồi thường cho ông Cầu 17,3 triệu đồng), ông Cầu kháng cáo lên TAND thành phố Hải Phòng. Phiên toà phúc thẩmngày 26/8/2007, TAND thành phố Hải Phòng đã tuyên giữ nguyên ánsơ thẩm của TANDhuyệnTiên Lãng, tự buộc mình phải bồi thườngcho ôngCầu17,3 triệu đồng.

Và một vụ kiện “Toà án tỉnh xử chính mình” nữa là phiên toà ngày 30/11/2007, TAND tỉnh Bình Thuận mở phiên toà phúc thẩm xử chính mình với tư cách bị đơn trước yêu cầu đòi bồi thường 2.041.750.000 đồng của nguyên đơn Trần VănSáng- một trong 9 người bị kết án oan, sai trong vụ án “Vườn điều”, đượcminh oan sauhơn12 nămtùtội. Và kết quảlà TAND tỉnh Bình Thuận đã tuyên buộc chính mình chỉ phải bồi thường cho ông Trần Văn Sáng 52.587.000 đồng. Đây là một số tiền quá nhỏ so với yêu cầu đòi bồi thường của người bị thiệt hại và so với hơn 10 năm oan ức mà ai cũng thấy rằng không thể coi là thỏa đáng, trừ Tòa án. Rõ ràng, với cơ chế giao cho Tòa án phải xét xử chính mình và Tòa án cấp trên như pháp luật hiện hành thì không thể đảm bảo khách quan, công bằng đối với người bị thiệt hại.

Trường hợp TAND thụ lý yêu cầu đòi bồi thường mà VKSND là bị đơn cũng vậy. Đó là vụ án do nguyên đơn Trần Thanh Vân (con trai ông Trần Văn Sáng và bà Nguyễn Thị Nhung trong vụ án Vườn điều) khởi kiện VKSND tỉnh Bình Thuận đòi bồi thường cho bà Nguyễn Thị Nhung (đã chết) số tiền 596.000.000 đồng về tổn thất vật chất, tinh thần, chữa bệnh, mai táng và 459 ngày bị tạm giam. Hậu quả lớn nhất được nguyên đơn đưa ra chính là cái chết của bà Nhung do quá trình bị các CQTHTT tỉnh Bình Thuận giam giữ, kết tội oan. Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm ngày 30/11/2007, TAND tỉnh Bình Thuận chỉ đồng ý bồi thường 459 ngày bà Nhung bị tạm giam và một khoản tiền do mất thu nhập tổng cộng 98.298.000 đồng, và không chấp nhận khoản bồi thường khác mà Trần Thanh Vân đưa ra.

Hơn nữa, cũng đã có trường hợp Toà án cấp huyệntriệu tập Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tốicao là bị đơn trongvụ kiện đòi bồi thường oan sai nhưngToà án khôngđến, gây khó khăn, lúng túng cho Tòa án thụ lý.

Một điều đáng nói là chưa có vụ án nào mà bị đơn- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hayTòa án nhờ đến Luật sư hoặc người bảo vệ quyền lợi khác để

bảo vệ quyền lợi cho mình tại Tòa trong vụ án kiện đòi bồi thường oan, sai trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, đánh giá chung thì các cơ quan này vẫn là người thắng thế trong các vụ kiện, người bị thiệt hại thường chỉ được chấp nhận một phần rất nhỏ so với yêu cầu và sự minh chứng thiệt hại thực tế của mình.

Tại cuộc họp báo ngày 03.6.2005, Phó viện trưởng VKSNDTC Dương Thanh Biểu cho rằng việc xét xử đối vớiyêu cầu bồi thườngoan, sai trong tố tụng hình sự cần phải giao cho một cơ quan chuyên trách độc lập với các cơ quan tiến hành tố tụng. Ông Ngô Quang Liễn- Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát cũng quan ngại rằng việc giao thẩm quyền xét xử bồi thường thiệt hại oan, sai như hiện nay là chưa khách quan, dư luận cho rằng quyđịnh này sẽ thiênvề bảo vệ quyền lợiNhànước vàtổ chức, cá nhân gây oan, sai. [25]

Ngày 21/12/2011, trên báo Pháp luật Việt nam đã đăng bài “Hậu trường chuyện doanh nghiệp không muốn đòi Nhà nước bồi thường” của tác giả H.Thủy [48].Theo đó, tác giả bài báo đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với 20 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà nội thì đa phần không biết gì về Luật này. Chỉ có một trong số 20 danh nghiệp được khảo sát do có sử dụng dịch vụ luật sư nên nắm được phần nào về thủ tục bồi thường nhà nước, tuy nhiên cũng chỉ “biết để phòng thân”. Và tâm lý chung của họ là nếu bị thiệt hại do cơ quan nhà nước gây ra thì điều đầu tiên là tìm đến các mối quan hệ quen biết để giải quyết hơn là việc khiếu nại, kiện tụng để đòi bồi thường. Tâm lý ngại xung đột, va chạm với cơ quan Nhà nước trở thành tâm lý thường trực của các doanh nghiệp.

Từ thực trạng nêu trên, thấy rằng, việc giao cho Toà án nhân dân thực hiện trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại như quy định hiện hành có ưu điểm là tận dụng được hệ thống tài phán có sẵn có, với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán được đào tạo cơ bản, có đủ trình độ, kinh nghiệm trong xét xử để giải quyết vụ án liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại trên cơ

sở thủ tục tố tụng chung, thống nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống tài phán bồi thường oan sai trong tố tụng hiện hành cũng bộc lộ sự thiếu khách quan trong xét xử, kết quả được bồi thường thiệt hại không thoả đáng.

3.1.3. Thực tiễn thi hành các quyđịnh về thủ tụctài phán đối với bồithường thiệt hại cho người bị oan, sai do hoạt động tố tụng hìnhsự gây ra

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (Trang 72 - 78)