Phân tích tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 152 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT KHẨU THAN VINACOMIN (Trang 31 - 34)

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có biện pháp quản lý kịp thời.

Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp. Nếu khả năng thanh toán thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính và có nhiều rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán trong tương lai. Về lâu dài, nếu doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến việc phá sản.

• Chỉ tiêu phân tích:

+ Htq > 2 Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt, tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn có thể không cao và đòn bẩy tài chính thấp. Doanh nghiệp sẽ khó có bước tăng trưởng vượt bậc.

+ 1≤ Htq <2: Phản ánh về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

+ 0 ≤ Htq<1: Thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp, khi chỉ số càng tiến dần về 0, doanh nghiệp sẽ mất dần khả năng thanh toán, việc phá sản có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không có giải pháp thực sự phù hợp.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = (2.29)

+ Hht thấp, đặc biệt <1: Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn. Khi Hht càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy cơ phá sản.

+ Hht cao (>1): Cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính không được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường, lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

(2.30) + Hnh < 0,5: Phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi

trả, tính thanh khoản thấp.

+ 0,5<Hnh<1: Phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao.

⇒ Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có, đồng thời chỉ tiêu này thể hiện việc chấp hành kỉ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (2.32)

⇒ Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần chi phí lãi vay tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe doạ. Khi chỉ tiêu này < 1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị lỗ , thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phải phá sản.

Hệ số khả năng chi trả bằng tiền = (2.33)

⇒ Chỉ tiêu này phản ánh: bằng dòng tiền thuần tạo ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể hoàn trả được bao nhiêu lần tổng dư nợ ngắn hạn cuối kỳ. Nếu trong mỗi kỳ lưu chuyển tiền thuần dương sẽ gia tăng thêm dự trữ tiền cho kỳ sau, nếu lượng tiền gia tăng này đủ để hoàn trả tổng dư nợ ngắn hạn bình quân tức là khả năng thanh toán thực của doanh nghiệp rất cao và an toàn cho chủ nợ; ngược lại nếu lưu chuyển tiền thuần âm thì sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi ứng phó với nhu cầu thanh toán ngắn hạn do lượng tiền dự trữ cuối kỳ

suy giảm, tình trạng lưu chuyển tiền thuần âm là dấu hiệu không tốt với khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu 152 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT KHẨU THAN VINACOMIN (Trang 31 - 34)