Phân tích tình hình công nợ sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào? Và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao? Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường, song nhất thiết phải xét tính chất hợp lý của từng khoản công nợ để có giải pháp quản lý phù hợp tránh hiện tượng dây dưa, lòng vòng khó đòi.
• Chỉ tiêu phân tích
Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ: + Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ:
- Chỉ tiêu các khoản phải thu và các khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán.
- Tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả.
+ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ gồm: Hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ, hệ số hoàn trả nợ, kỳ trả nợ Các chỉ tiêu trên được xác định như sau:
Hệ số các khoản phải thu = (2.21)
⇒ Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng.
Hệ số các khoản phải trả = (2.22)
⇒ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng
Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả = (2.23) ⇒ Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng so với
các khoản đi chiếm dụng. Nếu hệ số này trả lớn hơn 1 chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm dụng.
Hệ số thu hồi nợ = (2.24)
⇒ Hệ số này cho biết trong kì các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.
Kỳ thu hồi nợ bình quân = (2.25)
⇒ Kì thu nợ cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu được nợ.
Hệ số thu hồi nợ, kì thu hồi nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp trong kì. Hệ số thu hồi nợ càng cao, thời hạn thu nợ càng ngắn và tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, khả năng thu được nợ của doanh nghiệp càng cao.
Hệ số hoàn trả nợ = (2.26)
⇒ Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được bao nhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan.
Kỳ trả nợ bình quân = (2.27)
⇒ Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày.