Khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu 264 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH tại PHÒNG tài CHÍNH kế HOẠCH HUYỆN GIAO THỦY (Trang 39)

Kế toán phải theo dõi chi tiết nguồn hình thành TSCĐ để phân bổ hao mòn một cách phù hợp theo nguyên tắc:

Đối với TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì hao mòn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;

Đối với TSCĐ hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hoặc nguồn kinh phí thì hao mòn được ghi giảm các quỹ, nguồn kinh phí hình thành TSCĐ đó.

1.2.3.1. Những TSCĐ phải trích khấu hao

Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC được điều chỉnh bổ sung tại TT 147/2016/TT – BTC và TT 28/2017/TT - BTC, TSCĐ phải trích khấu hao được xác định như sau:

Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ:

TSCĐ đa khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của các TSCĐ nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, doanh nghiệp đa hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp không phải

điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đa trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê duyệt trừ (-) số đa trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định.

Đối với các TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.

1.2.3.2. Xác định thời gian trích khấu hao

• Đối với tài sản cố định hữu hình

Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ.

Đối với TSCĐ đa qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác định:

• Đối với TSCĐ vô hình

Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.

Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.

Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2.3.3. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Việc lựa chọn các phương pháp tính khấu hao thích hợp là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư vào TSCĐ từ các nguồn tài trợ dài hạn. Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Phương pháp khấu hao theo đường thẳng (phương pháp khấu hao tuyến tính)

Phương pháp này sử dụng phổ biến để tính khấu hao cho các loại TSCĐ hữu hình có mức độ hao mòn đều qua các năm.

Tính mức khấu hao:

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Giá trị khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thanh lí ước tính

Mô hình khấu hao đường thẳng

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Phần trích vượt mức khấu hao nhanh không được tính vào chi phí hợp lý trong kì khi tính thuế thu nhập.

• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (khấu hao nhanh)

Mô hình khấu hao giảm dần

Mức khấu hao:

Trong đó, Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức:

Tỉ lệ khấu hao theo đường thẳng được xác định như sau:

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ: TSCĐ có thời hạn sử dụng 3-4 năm thì hệ số điều chỉnh là 1,5 TSCĐ có thời hạn sử dụng 5-6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2

TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2,5

• Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Phương pháp này thường được áp dụng cho những TSCĐ hoạt động có tính chất mùa vụ và là những TSCĐ trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

Công thức tính:

1.2.4. Nguyên tắc quản lý TSCĐ

Quản lý TSCĐ phải theo những nguyên tắc nhất định. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 và thông tư 45/2013/TT_BTC quy định một số nguyên tắc cơ bản sau:

TSCĐ phải được theo dõi, quyết toán, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Môi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

Môi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán

Giá trị còn lại trên sổ

sách kế toán của TSCĐ =

Nguyên giá của

TSCĐ -

Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và

trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị công phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đa khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

1.2.5. Các chứng từ kế toán sử dụng

Chứng từ KT là hình thức biểu hiện của phương pháp chứng từ KT, là bằng chứng, biên bản ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế- tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành trong doanh nghiệp, là yếu tố đảm bảo cho tính trung thực, khách quan và giá trị pháp lý của các báo cáo KT.

Theo TT200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng biểu mẫu chứng từ có thể sử dụng các mẫu biểu theo quy định.

TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2,5

• Các chứng từ kế toán TSCĐ sử dụng

Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 – TSCĐ) Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 – TSCĐ)

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03 - TSCĐ) Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04 – TSCĐ)

Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05 – TSCĐ)

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 – TSCĐ) Hoá đơn GTGT của NCC

Các chứng từ liên quan: Tờ khai thuế….

1.2.6. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng

Theo TT200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính quy định hệ thống tài khoản kế toán sử dụng, trong đó kế toán TSCĐ sử dụng hệ thống tài khoản kế toán để hạch toán như sau:

TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc. TK 2112 – Máy móc, thiết bị.

TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn. TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý.

TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. TK 2118 – Tài sản cố định khác.

TK 213 – Tài sản cố định vô hình (Gồm 7 tài khoản cấp 2). TK 2131 – Quyền sử dụng đất.

TK 2132 – Quyền phát hành.

TK 2133 – Bản quyền, bằng sáng chế. TK 2134 – Nhan hiệu, tên thương mại TK 2135 – Chương trình phần mềm.

TK 2136 – Giấy phép và giấy phép nhượng quyền. TK 2138 – Tài sản cố định vô hình khác.

TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.(có 4 tài khoản cấp 2) TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình

TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình TK 2147: Hao mòn BĐSĐT TK 711 – Thu nhập khác. TK 811 – Chí phí khác.

Và các tài khoản có liên quan khác (TK111,TK331, TK642, TK627…)

1.2.7. Hệ thống sổ và báo cáo được sử dụng

1.2.7.1. Hệ thống sổ kế toán liên quan kế toán TSCĐ sử dụng

Sổ tài sản cố định (Mẫu số S21 - DN): Dùng để đăng kí theo dõi và quản lí

chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm TSCĐ. Môi một sổ hoặc một số trang sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ (nhà cửa, máy móc, thiết bị,…). Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan để ghi vào sổ TSCĐ.

Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu số S22 - DN): Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại

từng nơi sử dụng nhằm quản lí tài sản và dụng cụ đa được cấp cho các phòng ban, làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kì, môi đơn vị hoặc một bộ phận (phân xưởng, phòng ban,…) thuộc doanh nghiệp phải mở một sổ để theo dõi tài sản. Căn cứ vào chứng từ gốc về tăng, giảm tài sản để ghi vào sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng.

1.2.7.2. Hệ thống báo cáo liên quan kế toán TSCĐ sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẻ TSCĐ (Mẫu số 23 - DN): Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.

Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cây cối, gia súc… Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, biên bản thanh lí TSCĐ các tài liệu kĩ thuật khác liên quan.

Báo cáo tăng, giám TSCĐ (Mẫu số B04 - H)

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 - TSCĐ) Báo cáo kiểm kê TSCĐ

1.2.8. Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán TSCĐ • Tăng tài sản cố định do mua ngoài.

Căn cứ vào các chứng từ liên quan (Hóa đơn mua TSCĐ, phiếu chi tiền vận chuyển, giấy báo nợ, chứng từ nộp thuế (với hàng nhập khẩu),…) kế toán lập biên bản bàn giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản kế toán ghi sổ tùy theo từng trường hợp:

Hình 1. Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do mua ngoài

Khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Nếu thiết bị, phụ tùng thay thế đủ tiêu chuẩn là TSCĐ thì được ghi nhận là TSCĐ, nếu không đủ tiêu chuẩn của TSCĐ thì ghi nhận là hàng tồn kho. Nguyên giá TSCĐ mua được xác định bằng tổng giá trị của tài sản được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị, phụ tùng thay thế.

Hình 2. Sơ đồ hạch toán mua ngoài theo hình thức trả chậm, trả góp.

Nếu Tài sản được đầu tư bằng vốn vay, kế toán không cần tiến hành điều chuyển nguồn vốn. Bởi vì việc tăng TSCĐ đa làm tăng khoản nợ phải trả, không ảnh hưởng tới cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

• Tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

Hình 3. Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

• Giảm tài sản cố định do thanh lý, nhượng bán.

Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, cần có các chứng từ liên quan: đề nghị thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý TSCĐ của Ban giám đốc, Quyết định thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ,Biên bản kiểm kê TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ,Biên bản thanh lý TSCĐ. Sau đó kế toán hạch toán:

• Khấu hao TSCĐ

Hình 5. Sơ đồ khấu hao TSCĐ.

Hình 6. Sơ đồ hạch toán sửa chữa TSCĐ.

• TSCĐ thừa chờ giải quyết

Hình.7. Sơ đồ hạch toán TSCĐ thừa chờ giải quyết.

• TSCĐ thiếu chờ giải quyết

Hình 8. Sơ đồ hạch toán thiếu TSCĐ có quyết định.

Đối với TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân

Hình 9. Sơ đồ hạch toán thiếu TSCĐ chưa xác đinh nguyên nhân

1.2.9. Các hình thức kế toán

Doanh nghiệp được áp dụng một trong năm hình thức kế toán sau:

+ Hình thức kế toán Nhật ký chung;

+ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái;

+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;

+ Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ;

+ Hình thức kế toán trên máy vi tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp sẽ được áp dụng thay thế Quyết định 15. Các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán

Một phần của tài liệu 264 xây DỰNG PHẦN mềm kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH tại PHÒNG tài CHÍNH kế HOẠCH HUYỆN GIAO THỦY (Trang 39)