Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 37 - 44)

1.2.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Các lý thuyết được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài như:

- Lý thuyết về tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền kinh tế của con người [53], là lý thuyết về quyền tự do kinh doanh với tính cách là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận từ Hiến pháp 1992 đến Hiến pháp 2013 được ghi nhận, và đảm bảo thực thi thuộc trách nhiệm của nhà nước. Lý thuyết về quyền tự do kinh doanh hướng đến việc đảm bảo quyền được tự do lựa chọn hình thức và phương thức đầu tư kinh doanh cụ thể. Lý thuyết này được vận dụng để khẳng định quyền tham gia góp vốn bằng nhãn hiệu của các chủ thể cũng như quyền định giá nhãn hiệu.

- Lý thuyết về tự do hợp đồng. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng, là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nội dung quyền tự do kinh doanh. Lý thuyết về tự do hợp đồng cùng với những giới hạn của quyền tự do kinh doanh được sử dụng để nghiên cứu các nội dung liên quan đến thoả thuận về việc góp vốn bằng nhãn hiệu của chủ thể quyền vào các công ty.

- Lý thuyết về thương mại cân bằng và hợp lý. Lý thuyết này hướng đến sự hợp tác đặt trên nền tảng đối thoại, minh bạch và tôn trọng, hướng đến cân bằng thương mại giữa các bên có liên quan đến hoạt động góp vốn là bên góp vốn và bên nhận góp vốn trong quá trình góp vốn nhằm tạo lập hoặc làm gia tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lý thuyết này được vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động định giá nhãn hiệu khi góp vốn.

- Lý thuyết về quyền sở hữu được vận dụng để luận giải cho các vấn đề liên quan đến việc ràng buộc điều kiện dành cho chủ sở hữu nhãn hiệu khi tham gia góp vốn, liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu dành cho doanh nghiệp đối với nhãn hiệu khi được góp vốn.

- Lý thuyết liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu: Lý thuyết về tính thực dụng và giá trị kinh tế của nhãn hiệu. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến đối tượng nhãn hiệu được xem là phần thưởng hay động lực cho hoạt động phát minh - sáng tạo. Giá trị kinh tế của quyền này có thể chuyển giao hay chuyển nhượng cho người khác. Đây được xem là cơ sở lý thuyết quan trọng cho nền tảng các quy định của pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam, cũng như các quốc gia khác nhau trên thế giới.

- Lý thuyết về công khai, minh bạch liên quan đến các nội dung của quan hệ hợp đồng trong giao lưu dân sự. Lý thuyết này được vận dụng để giải quyết các vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật điều chỉnh về hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch trong việc đăng ký tài sản là nhãn hiệu đem góp vốn để hạn chế rủi ro pháp lý, bảo vệ được quyền, lợi ích của các bên có liên quan.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chung: Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu bao

vốn này đã đảm bảo được nhu cầu của các chủ thể có liên quan và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế hiện nay hay không? Việc điều chỉnh, bổ sung khung pháp luật này được dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Cũng như dựa trên những kinh nghiệm nào của các nước.

Để giải quyết vấn đề này cần giải quyết các câu hỏi sau:

Thứ nhất: Bản chất của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu là gì? Khái

niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động này hiện nay tại Việt Nam.

Thứ hai: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về góp

vốn bằng nhãn hiệu như thế nào khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền góp vốn, điều kiện thực hiện hoạt động góp vốn, vấn đề định giá và thủ tục góp vốn…

Thứ ba: Giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện các quy định của pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu trong giai đoạn hiện nay liên quan đến quyền góp vốn, điều kiện thực hiện hoạt động góp vốn, vấn đề định giá và thủ tục góp vốn…

Thứ tư: Thực tiễn hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu tại một số nước

(điển hình) trên thế giới như thế nào và đem lại những kinh nghiệm gì đối với thực tiễn hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay liên quan đến quyền góp vốn, điều kiện thực hiện hoạt động góp vốn, vấn đề định giá và thủ tục góp vốn…

Thứ năm, những định hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng, hoàn

thiện pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu trong LDN, LĐT, Luật SHTT và các nguồn luật khác có liên quan.

1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu

- Góp vốn bằng nhãn hiệu là một hành vi pháp lý do nhà đầu tư chủ động thực hiện nhằm hiện thực hoá quyền tự do kinh doanh của mình và hoạt động này được Nhà nước và pháp luật bảo hộ, cũng như đảm bảo an toàn pháp lý. Tuy nhiên, với đặc điểm của loại tài sản đem góp vốn là nhãn hiệu

(quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng) – một loại tài sản vô hình. Do đó, pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động này có sự khác biệt so với việc điều chỉnh đối với hoạt động góp vốn bằng các loại tài sản khác.

- Quan hệ góp vốn bằng nhãn hiệu là quan hệ được pháp luật điều chỉnh nên các bên có quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Hoạt động này được điều chỉnh đồng thời bởi pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về sở hữu trí tuệ và các nguồn luật khác có liên quan như luật đầu tư, pháp luật về kế toán, kiểm toán…Do đó, các vấn đề liên quan đến hoạt động này tương đối phức tạp, mang tính đa ngành, đa lĩnh vực. Vì thế pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cần phải đảm bảo được tính thống nhất và đồng bộ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trên cơ sở thống kê tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến khung pháp luật điều chỉnh về hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu, có thể nhận thấy, pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu là một hình thức góp vốn phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu, bài viết về pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu được công bố ngày càng nhiều cả trong và ngoài nước với sự đa dạng từ các công trình là giáo trình, tập bài giảng, đến các sách chuyên khảo, luận án, luận văn và các bài viết học thuật được công bố trong và ngoài nước. Trong đó, các tác giả đã bước đầu làm rõ được một số vấn đề về lý luận, thực trạng của pháp luật và những vướng mắc, bất cập và khó khăn trong thực tiễn thực thi các quy định liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu. Thông qua việc nghiên cứu đó, các tác giả cũng có những đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu.

Về lý luận, các công trình nghiên cứu, bài viết về pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu bước đầu đưa ra khái niệm và các đặc trưng cơ bản của Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu. Tuy nhiên, các bài viết, công trình nghiên cứu mới chỉ cập đến một số vấn đề về lý luận mà chưa giải quyết, làm sâu sắc những vấn đề lý luận chung liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu như: Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu; các hình thức pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu; các yếu tố chi phối đến pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu.

Về thực trạng pháp luật, các công trình nghiên cứu, bài viết đã phân tích những hạn chế, bất cập của pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá quy định pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu trong từng đạo luật riêng biệt như: Luật

SHTT năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, mà chưa đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về khung pháp luật điều chỉnh về hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu. Thực tế cho thấy, thành viên thực hiện quyền về góp vốn bằng nhãn hiệu còn hạn chế so với những quyền khác. Điều này đặt ra nhiệm vụ cần đánh giá một cách tổng thể và toàn diện về thực trạng pháp luật và vấn đề thực thi pháp luật trên thực tiễn của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

Những đề xuất, giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu được các bài viết, công trình nghiên cứu đề cập khá nhiều nhưng tính hiệu quả chưa cao. Ngoài những hạn chế, bất cập của pháp luật còn những vướng m ắ c m ớ i phát sinh trong thực thi pháp luật. Yêu cầu đặt ra đối với hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu là phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung.

Từ việc đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó, tác giả xác định những vấn đề mà luận án sẽ kế thừa và phát triển một cách sâu sắc và toàn diện hơn, cũng như những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu mà còn bỏ ngõ và đó là những vấn đề cần được NCS giải quyết trong Luận án. Trên cơ sở đó, NCS xác định các nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến các vấn đề về lý luận và thực trạng của khung pháp luật điều chỉnh về hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu cũng như đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Những nhiệm vụ này sẽ được giải quyết một cách cụ thể và chi tiết ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4 của Luận án.

Ngoài ra, để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, NCS cũng đã xác định các cơ sở cụ thể của lý thuyết nghiên cứu của luận án, từ đó đặt ra câu

hỏi nghiên cứu tổng quát và các câu hỏi nghiên cứu cụ thể liên quan đến hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu tại Việt Nam hiện nay. Các câu hỏi này sẽ được NCS tiến hành trả lời và luận giải trong các Chương 2, Chương 3 và Chương 4 của Luận án trên cơ sở giả thuyết nghiên cứu cụ thể cũng đã được NCS xác định trong Chương này.

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÃN HIỆU VÀ GÓP VỐN BẰNG NHÃN HIỆU

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn bằng nhãn hiệu (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w