Thủ tục lượng tử hóa sẽ phải giống như đã quy định trong Phụ lục E của ISO/IEC 15444-1, ngoại trừ những sửa đổi ở đây nhằm phù hợp với các cấu trúc phân tách ba chiều của tiêu chuẩn này.
nhiều băng con hơn cho các phân tách ba chiều (tức là, [L|X|H][L|X|H][L|X|H] trừ XXX).
Các độ lợi băng con được chỉ rõ trong Bảng E.1 dưới đây thay cho Bảng E.1 của ISO/IEC 15444-1.
Bảng E.1 - Độ lợi băng con
Loại băng con Độ lợib log2(độ lợib)
LLL, LXX, XLX, XXL, LXL, LLX, XLL 1 0 H[L|X][L|X], [L|X]H[L|X], [L|X][L|X]H 2 1 HH[L|X], H[L|X]H, [L|X]HH 4 2
HHH 8 3
Đối với các cấu trúc phân tách ba chiều như đã được xác định trong tiêu chuẩn này, giá trị nb trong Công thức E-5 của ISO/IEC 15444-1 biểu thị số lượng mức phân tách lớn nhất trong mỗi hướng không gian từ khối ảnh-thành phần ban đầu đến băng con b (tức là, nb = max(nxb, nyb, nzb), với nxb,
nyb và nzb được xác định bởi Công thức B-13).
Phụ lục F
(Quy định)
Mã hóa ảnh theo vùng quan tâm, phần mở rộng F.1 Giới thiệu
Trong phụ lục này và các điều nhỏ của phụ lục, các lưu đồ và bảng chỉ có tính bắt buộc khi chúng chỉ rõ đầu ra mà các triển khai khác phải tuân thủ. Phụ lục này mô tả phần mở rộng khối của mã hóa theo vùng quan tâm cho cả Phụ lục H của ISO/IEC 15444-1 và Phụ lục L của T.801 | ISO/IEC 15444-2. Phụ lục này mô tả công nghệ vùng quan tâm (ROI) ba chiều. ROI là một phần của ảnh và được mã hóa với độ trung thực cao hơn phần còn lại của ảnh (ảnh nền). Sự mã hóa cũng được thực hiện theo cách thức sao cho thông tin liên quan đến ROI sẽ đến trước thông tin liên quan đến ảnh nền.