trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).
- Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 1. Khởi động.
- N4 :
+ Tiết TLV trước chúng ta đã được học bài gì?
+ Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào? + Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
- GV nhận xét.
2. Luyện tập
a. Giới thiệu bài.
- Ở cuối học kì I các em được học về kiểu bài văn miêu tả, được luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả. Tiết học hôm nay các em sẽ được thực hành viết đoạn mở bài của bài văn miêu tả đồ vật với hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- GV ghi mục bài. Đọc mục tiêu. b. HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi SGK. - Cả lớp đọc thầm lại bài tập 1.
- Làm theo cặp và trao đổi. - Lớp nhận xét.
- GV giao nhiệm vụ: Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các đoạn mở bài ở bài tập.
- Cho học sinh làm bài. - Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Điểm giống: Đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả. + Điểm khác:
Đoạn a, b là điểm mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật cần tả.
Đoạn c là kiểu mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài tập 2:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2, lớp theo dõi SGK. - Bài tập yêu cầu em là gì?
- GV nhắc học sinh:
+ Chỉ viết đoạn mở bài tả cái bàn học của em( ở trường hoặc ở nhà). + Viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp - Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại, khen những học sinh viết hay.
3. Ứng dụng.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vở và chuẩn bị bài học sau.
KHOA HỌC