LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Mở rộng vốn từ: Tài năng
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ HánViệt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).
II.Đồ dùng dạy- học:
Giấy khổ to, từ điển Tiếng Việt, vở bài tập Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy - học: 1. Khởi động.
- N4 đặt và phân tích câu theo kiểu: " Ai làm gì" ? - Các nhóm báo cáo - Giáo viên nhận xét.
2. Luyện tập.
a. Giáo viên giới thiệu - ghi mục bài- đọc mục tiêu. b. HS làm bài tập.
Bài tập1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- 2 học sinh đọc to yêu cầu và nội dung bài tập 1- Lớp đọc thầm. - Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận theo cặp.
- Theo dõi HS làm bài. - Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS làm bài ở giấy khổ to - lên bảng làm - 1 HS đọc bài của mình.
- Lớp nhận xét. - GV kết luận đúng:
a) Tài có nghĩa là: " Có khả năng hơn người bình thường" Ví dụ: Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng.
b) Tài có nghĩa là: " Tiền của" Ví dụ: tài nguyên, tài trợ, tài sản.
- GV dựa vào hiểu biết của HS để giải nghĩa các từ trên. Nếu HS không hiểu nghĩa thì GV giải thích.
VD: Em hiểu tài hoa là gì? Bài tập 2.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nối tiếp đọc nhanh câu văn của mình.
- GV hướng dẫn HS sửa lỗi về câu, dùng từ (nếu có). Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài tập: Đánh dấu (x) vào ô trống trước câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.
- Cả lớp là ở vở bài tập.1 em làm ở bảng phụ.
- Treo bảng - nhận xét (Giáo viên viết sẵn bài tập 3 ở bảng phụ)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từ nghĩa đen... tìm hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ).
- Giáo viên kết luận đúng: Câu a: Người ta là hoa đất. Câu b: Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan Bài tập 4.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 4. Lớp đọc thầm. - GV giúp HS hiểu nghĩa bóng của từng câu. - GV nhận xét
- Tuyên dương học sinh trả lời tốt.
3. Ứng dụng.
- 1 HS đọc câu tục ngữ ở bài tập 3. - Nhận xét giờ học.
Thứ Sáu ngày 22 tháng 1 năm 2021
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được chu vi và tính diện tích của hình bình hành.
- HS làm các bài tập 1,2, 3a; HS năng khiếu làm thêm bài tập 3b, 4.
II. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động.
- Hát tập thể
2. Khám phá:
a.Giới thiệu bài, ghi tên bài, đọc mục tiêu. b. Các hoạt động.
* Hoạt động 1: HS làm bài tập.
Bài 1: HS nhận dạng các hình: Hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác sau đó nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình.
Bài 2: Dành cho HS năng khiếu
- HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài đáy và chiều cao rồi viết kết quả vào các ô trống tương ứng.
- GV nêu yêu cầu, tất cả HS trong lớp tự làm bài -> 2 em đọc kết quả từng tr- ường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 3: (HSNK làm cả a và b)
- GV vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a; b rồi viết công thức tính chu vi hình bình hành:
P = (a + b) x 2.
- Vài em nhắc lại công thức, diễn đạt bằng lời: Muốn tính chu vi hình bình hành, ta lấy tổng độ dài hai cạnh nhân với 2.
Sau đó cho HS áp dụng để tính tiếp phần a; b. Bài 4: (HSNK)
HS vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải. * Hoạt động 2: Chữa bài.
- Vài em trình bày bài làm của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung.
3. Ứng dụng.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài.
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập xây dựng kết bàitrong bài văn miêu tả đồ vật trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật.(BT1)
- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật. (BT2)
II.Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động.
- 2 em đọc các đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học.
2. Khám phá:
a. Giới thiệu bài, ghi tên bài, đọc mục tiêu. b. HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- GV nêu lần lượt các câu hỏi sau yêu cầu HS trả lời: + Bài văn miêu tả đồ vật nào ?
+ Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón ? + Theo em, đó là kết bài theo cách nào ? Vì sao ?
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- GV nhắc lại hai kiểu kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện. - HS làm bài vào vở BTTV.
Bài tập 2:
- HS đọc 4 đề. Cả lớp suy nghĩ, chọn đề miêu tả.
- HS làm bài vào vở bài tập. Mỗi em viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn, vài em làm ở bảng phụ.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết, GV nhận xét. - GV treo bảng phụ để cả lớp nhận xét, sửa chữa.
3. Ứng dụng.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục làm cho hoàn chỉnh.
SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 19. - Vạch kế hoạch tuần 20.
II. Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Sơ kết hoạt động tuần 19
- Tổ trưởng nhận xét hoạt động của tổ mình trong tuần qua.
- Các cán sự lớp nhận xét các hoạt động trong tuần theo từng mặt. - Lớp trưởng nhận xét bổ sung về các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét.
- Xếp loại thi đua cho cá nhân và tổ. * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 20. - Lớp trưởng nêu kế hoạch tuần 20. + Tiếp tục duy trì mọi nề nếp sinh hoạt.
+ Tích cực tham gia các CLB.
+ Tham gia giải bài ở bảng tin và tham gia các sân chơi trí tuệ. + Tích cực các HĐNGLL, HĐTT.
+ Lao động vệ sinh sạch sẽ lớp học và khu vực được phân công. - Các tổ đăng kí thi đua.
- GV cùng cả lớp bổ sung. - Các tổ đăng kí thi đua.
* Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ. * Nhận xét hoạt động.
- GV nhận xét chung về tiết hoạt động.