Quảng bá xúc tiến, liên kết phát triển dul ịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát Bà (Trang 69 - 71)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Quảng bá xúc tiến, liên kết phát triển dul ịch

*Quảng bá xúc tiến

Cung cấp thông tin du lịch, tổ chức các sự kiện, chương trình quảng bá du lịch, xuất bản ấn phẩm, website du lịch phong phú.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm trong nước và quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, đặc biệt của UNESCO để xúc tiến quảng bá du lịch Cát Bà hướng mạnh vào các thị trường châu Âu và những thị trường tiềm năng châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

+Để kích cầu du lịch, cần đưa ra chương trình giảm giá từ 15-20% vào những ngày giữa tuần, chủ động liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch giảm giá vé tham quan và vé phà vào thời gian “thấp điểm” để xây dựng tour du lịch dài ngày hơn. Các khách sạn cũng thực hiện các chương trình như: giảm giá phòng, đẩy mạnh liên kết với các đối tác nhằm giảm giá tour, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho khách, đồng thời giới thiệu nhiều tour du lịch mới hấp dẫn.

*Phối hợp liên ngành, liên địa phương

Việc liên kết du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thông, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể hành chính trong mỗi vùng, mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

+Liên kết giữa đầu tư phát triển du lịch với các ngành và lĩnh vực khác. +Liên kết và phát triển sản phẩm du lịch với các trọng điểm phát triển du lịch phụ cận: Trung tâm thành phố Hải Phòng, Đồ Sơn, Bạch Long Vỹ, Hạ Long, Vân Đồn cũng như các điểm đến du lịch quốc gia khác của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc.

+Liên kết phát triển thị trường với Thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh và liên kết quốc tế.

+Liên kết quảng bá các tuyến điểm du lịch, các dịch vu lưu trú, ăn uống, vận chuyển với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành.

3.2.5.Hoàn thiện công tác quản trnhân lực

Phối hợp với Sở Du lịch, các trường nghề thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về du lịch cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và những người lao động phục vụ trong ngành Du lịch; đồng thời gắn việc đào tạo với việc đổi kinh nghiệm, giao lưu, học hỏi với các tỉnh bạn.

- Khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ hoạt động phát triển du lịch ở quần đảo Cát Bà.

- Tổ chức điều tra xác định nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo cụ thể đối với từng nhóm đối tượng lao động tham gia hoạt động du lịch phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch Cát Bà.

- Chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch hiện có của địa phương và Vườn Quốc gia/Khu

di tích danh thắng quốc gia đặc biệt/Khu bảo tồn biển/Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.

- Tăng cường liên kết trong hoạt động đào tạo nhân lực du lịch Cát Bà với các trung tâm đào tạo đặc biệt là với các trường đại học có đào tạo ngành liên quan đến du lịch.

- Tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNESCO trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cho Cát Bà.

- Có kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung cho thành phố Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch mùa thấp điểm tại Cát Bà (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)