Các phiên bản và phần mềm

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu về điện thoại thông minh (Trang 28 - 33)

Apple ra phiên bản lớn cho IOS khá đều đặn, cứ 1 năm ra một lần. Trong năm Apple sẽ ra những phiên bản nhỏ chính sửa vá lỗi và thêm tính năng cho phiên bản lớn. Hiện nay đã có 7 phiên bản lớn của IOS với tên gọi theo thứ tự là như bảng sau:

Bảng 2.2: Các phiên bản IOS

Phiên bản Ngày ra mắt Những thay đổi

1.x tháng 6 năm 2007

Phiên bản đầu tiên 2.x 09 tháng 6

năm 2008

Giới thiệu chợ ứng dụng Appstore 3.x 17 tháng 6

năm 2009

Thêm tính năng sao chép, dán và tin nhắn đa phương tiện MMS

4.x 21 Tháng 6 năm 2010

Thêm tính năng đa nhiệm và thay đổi được hình nền màn hình chủ

5.x 06 Tháng 6 năm 2011

Có thể cập nhật thông qua mạng không dây, trung tâm thông báo thông minh kéo từ trên xuống, trợ lý siri, kho lưu trữ trực tuyến icloud

6.x 11 tháng 7 năm 2012

Có Map riêng của Apple, Facebook tích hợp sẵn, FaceTime gọi video qua mạng không day.

7.x 10 tháng 7 năm 2013

Thay đổi gần như hình ảnh giao diện, thêm rất nhiều tính năng mới, cài đặt nhanh kéo từ dưới lên, nâng cao tính năng bảo mật từ icloud…

Về phần mềm ứng dụng, IOS không mở như Android các nhà phát triển phải dựa vào bộ công cụ phát triển phần mềm mà Apple đưa ra vào tháng 2 năm 2008 và một loạt các chính sách mà Apple đưa ra. Nhưng lượng ứng dụng cho IOS không ít một chút nào. Có rất nhiều nhà phát triển ứng dụng cho hệ điều hành IOS. Người sử dụng có thể tải trực tiếp ứng dụng thông qua chợ ứng dụng Appstore trên thiết bị hoặc tải tập tin với định dạng .IPA trên iTunes (phần mềm giao tiếp các thiết bị của Apple với máy tính cá nhanh) rồi nạp vào thiết bị.

2.3.3. Đánh giá

IOS khi được giới thiệu gần như đã thay đổi cái nhìn của thế giới về điện thoại thông minh. Có nhiều người cho rằng IPhone chạy hệ điều hành IOS là điện thoại thông minh đúng nghĩ đầu tiên. IOS không nhiều tùy biến về giao diện, giao tiếp với thiết bị khác như máy tính cá nhân điện thoại thông minh khác còn bị hạn chế nhưng tính ổn định cao được nhiều người yêu thích. IOS xứng đáng là 1 trong 3 hệ điều hành trên điện thoại thoại thông minh được sử dụng nhiều nhất.

2.4. Những hệ điều hành khác

Ngoài Windows Phone, Android và IOS còn khá nhiều hệ điều hành cho điện thoại thông minh. Trong đó có hệ điều hành chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị phần điện thoại thông minh trong nhiều năm như Symbian, Blackberry OS.

2.4.1. Symbian

Symbian được hỗ trợ nhiều nhất bởi hãng điện thoại Nokia. Hãng này đã tích hợp Symbian vào hầu hết điện thoại thông minh cao cấp của mình. Trong khoảng thời gian từ 2003-2007, Nokia và Symbian hết sức thành công với doanh số cao và Symbia được coi là biểu tượng cao cấp. Các điện thoại tiêu biểu phải kể đến Nokia 6600 và Nokia 7610. Ngoài Nokia, Sony Ericsson cũng có những model dùng Symbian rất được chú ý như P900, P910i. Các hãng khác như Samsung, Motorola cũng có một vài model sử dụng Symbian nhưng không thực sự thành công lắm.

Hình 2.11:Nokia 7610 điện thoại thông minh chạy hệ điều hành symbian

Ở thời kỳ hoàng kim thì Symbian được đánh giá là thân thiện, dễ sử dụng, thông minh, dễ tùy biến, nhiều ứng dụng... Tuy nhiên càng về sau, khi các hệ điều hành IOS của Apple và Android của Google phổ biến hơn thì Symbian đánh mất dần các lợi thế. Nó trở thành một hệ điều hành lạc hậu, trì trệ, kém chuyên nghiệp...

Điểm yếu nhất của Symbian, ngay cả khi nó đang thịnh hành, là sự không tương thích giữa các phiên bản(phiên bản ra sau mới hơn lại không chạy được ứng dụng cho phiên bản trước), dẫn đến khó khăn cho các nhà phát triển phần mềm của hãng thứ 3, từ đó cũng khiến phần mềm dành cho Symbian tuy nhiều mà ít, vì cùng là Symbian nhưng lại không chạy được cùng một phần mềm. Chính vì vậy, các thiết bị mới ra của Symbian cũng được đón nhận dè dặt hơn, do người tiêu dùng lo ngại không kiếm được những ứng dụng yêu thích mà họ đang dùng trên thiết bị Symbian cũ. Đối với giới chuyên môn thì đó là cách phát triển nghiệp dư, thiếu tầm nhìn... và cũng là một trong những nguyên nhân hạ gục Symbian, khi các hệ điều hành cạnh tranh có tính tương thích ngược rất tốt.

Một điểm nữa, là hầu hết các thiết bị chạy Symbian đều gắn với phiên bản hệ điều hành của nó vĩnh viễn, người dùng không thể nâng cấp hệ điều hành trên thiết bị cũ của mình lên phiên bản mới, việc đó càng khiến Symbian trở nên phân mảnh, thiếu thân thiện và bó buộc hơn. Những thiết bị Symbian cuối cùng đã khắc phục được nhược điểm đó nhưng lúc này Android và IOS đã trở nên quá phổ biến.

Nhiều chuyên gia cho rằng Nokia và Symbian đã bỏ lỡ cơ hội của mình, khi không xây dựng một hệ sinh thái thực sự vững chắc xung quanh Symbian khi nó còn thống trị. Các thiết bị càng ra đời sau càng khó kiếm ứng dụng tiện ích do sự thay đổi và cải tổ trong lòng Symbian. Vô số ứng dụng cũ được viết trong thời kỳ hoàng kim không thể sử dụng được, và vì vậy chúng chẳng giúp ích gì cho các thiết bị mới. Mọi chuyện có lẽ sẽ khác nếu tất cả các thiết bị Symbian đều tương thích với nhau.

Đến ngày 25/1/2013, tập đoàn Nokia đã chính thức khai tử nền tảng Symbian sau khi hãng này "mua đứt" Symbian từ tháng 6/2008. Thiết bị cuối cùng chạy Symbian là Nokia 808 pureview. Và vào tháng 11/2013 Nokia chính thứ bán lại mảng thiết bị và dịch vụ cho Microsoft.

2.4.2. Blackberry OS

BlackBerry OS là nền tảng phần mềm tư hữu do Research In Motion phát triển cho dòng điện thoại thông minh BlackBerry. BlackBerry OS cung cấp khả năng đa nhiệm, và được thiết kế cho các thiết bị sử dụng phương pháp nhập đặc biệt, thường là trackball hoặc màn hình cảm ứng. Hệ điều hành được hỗ trợ MIDP 1.0 và WAP 1.2. Các phiên bản trước đó cho phép đồng bộ hóa không dây thư điện tử và lịch với Microsoft Exchange Server, và với cả Lotus Domino. Phiên bản OS 4 hiện tại hỗ trợ MIDP 2.0, có khả năng kích hoạt không dây hoàn toàn và đồng bộ thư điện tử, lịch, công việc, ghi chú và danh bạ với Exchange, và khả năng hỗ trợ Novell GroupWise, Lotus Notes khi kết hợp với BlackBerry Enterprise Server.

Hình 2.12: Giao diện của blackberry OS 9

Các bên thứ ba có thể phát triển ứng dụng dùng các API tư hữu của BlackBerry, nhưng bất kỳ ứng dụng nào sử dụng các chức năng giới hạn đều cần phải chứng thực trước khi cài đặt. Việc chứng thực này xác nhận tác giả của chương trình, nhưng không bảo đảm tính an toàn và bảo mật của ứng dụng.

Những người hay sử dụng cho những ứng dụng văn phòng, thư điện tử… rất yêu thích blackberry OS. Nhưng nó lại hạn chế về việc giải trí như chơi trò chơi và phim ảnh. Vì lý do đó nên số lượng thiết bị chạy blackberry OS bán ra cũng khá khiêm tốn.

CHƯƠNG 3. KIẾN TRÚC PHẦN CỨNG

Như máy tính, điện thoại thông minh cũng có những thành phần cấu thành và điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống được gọi là phần cứng của thiết bị. Những thành phần đó gồm có: Bộ vi sử lý (CPU), Bộ xử lý đồ họa (GPU), RAM, ROM, Bộ lưu trữ, Màn hình…

3.1. Bộ vi xử lý – CPU

Giống như máy tính, CPU chính là bộ não điều khiển mọi hoạt động trên thiết bị. Nhưng vì lý do trên điện thoại thông minh có diện tích vật lý nhỏ và cần tiêu tốn ít điện năng nên bộ vi xử lý, RAM, chíp xử lý đồ họa có thể cả ROM đều được tích hợp trong một chip.

Một phần của tài liệu Đồ án tìm hiểu về điện thoại thông minh (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)